Việc ký kết thỏa thuận vay nước ngoài vào ngày rút vốn khoản vay nước ngoài được thực hiện khi nào?
Thỏa thuận vay nước ngoài có được thỏa thuận dưới hình thức thông điệp dữ liệu điện tử hay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 08/2023/TT-NHNN thì đối với thỏa thuận vay nước ngoài phải được lập dưới hình thức thông điệp dữ liệu điện tử phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Hay nói cách khác, thỏa thuận vay nước ngoài được thỏa thuận dưới hình thức thông điệp dữ liệu điện tử nhưng tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Nguyên tắc chung tiến hành giao dịch điện tử được quy định tại Điều 5 Luật Giao dịch điện tử 2005 cụ thể như sau:
- Tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch.
- Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện tử.
- Không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử.
- Bảo đảm sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
- Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 40 của Luật Giao dịch điện tử 2005.
Trong đó, thỏa thuận vay nước ngoài được hiểu một hoặc tập hợp một số văn bản ghi nhận thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho bên đi vay một khoản tiền hoặc tài sản (trong trường hợp vay nước ngoài dưới hình thức hợp đồng cho thuê tài chính) để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi (nếu có thỏa thuận về lãi).
Việc ký kết thỏa thuận vay nước ngoài vào ngày rút vốn khoản vay nước ngoài được thực hiện khi nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 08/2023/TT-NHNN thì việc ký kết thỏa thuận vay nước ngoài vào ngày rút vốn khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:
(i) Khoản vay ngắn hạn nước ngoài với điều kiện việc giải ngân khoản vay thực hiện sau khi các bên ký kết thỏa thuận vay;
(ii) Khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư của các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành vốn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với hoạt động vay trả nợ nước ngoài và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Việc ký kết thỏa thuận vay nước ngoài vào ngày rút vốn khoản vay nước ngoài được thực hiện khi nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của bên đi vay được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 08/2023/TT-NHNN thì bên đi vay có những trách nhiệm như sau:
- Tuân thủ các quy định về điều kiện vay nước ngoài tại Thông tư 08/2023/TT-NHNN và quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối.
- Tự chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư, giao dịch bảo đảm, phòng chống rửa tiền, pháp luật chuyên ngành, các quy định khác của pháp luật có liên quan và tập quán quốc tế khi ký kết và thực hiện khoản vay nước ngoài.
- Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của văn bản chứng minh mục đích vay nước ngoài và đảm bảo sử dụng vốn vay nước ngoài theo đúng văn bản chứng minh mục đích vay nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 08/2023/TT-NHNN và khoản 4 Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-NHNN.
- Lưu trữ đầy đủ chứng từ, tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn vay nước ngoài phù hợp với mục đích vay nước ngoài quy định tại Điều 14 Thông tư 08/2023/TT-NHNN và Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, chứng từ tài liệu liên quan đến việc thay đổi bảng kê nhu cầu sử dụng vốn (nếu có) theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 08/2023/TT-NHNN và xuất trình đầy đủ các tài liệu nêu trên để phục vụ việc thanh tra, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền.
- Lập bảng theo dõi mỗi khoản tiền nhàn rỗi trong trường hợp gửi tiền có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo nguyên tắc sử dụng vốn quy định tại Điều 6 Thông tư 08/2023/TT-NHNN và xuất trình cùng với tài liệu chứng minh đáp ứng quy định tại Điều 6 Thông tư 08/2023/TT-NHNN để phục vụ việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vốn vay nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền khi cần thiết.
Lưu ý: Bên đi vay nước ngoài ở đây là người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Tóm lại, việc ký kết thỏa thuận vay nước ngoài vào ngày rút vốn khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Khoản vay ngắn hạn nước ngoài với điều kiện việc giải ngân khoản vay thực hiện sau khi các bên ký kết thỏa thuận vay;
- Khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư của các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành vốn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với hoạt động vay trả nợ nước ngoài và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vay nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?