Việc lập biên bản trong công tác thanh tra của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện như thế nào?
Công tác thanh tra của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân bao gồm những hoạt động nào?
Công tác thanh tra được giải thích theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 như sau:
3. Công tác thanh tra bao gồm hoạt động thanh tra, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo và hoạt động phòng, chống tham nhũng trong Viện kiểm sát nhân dân.
Theo đó, công tác thanh tra của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân bao gồm những hoạt động thanh tra, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo và hoạt động phòng, chống tham nhũng trong Viện kiểm sát nhân dân.
Ai có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và thực hiện công tác thanh tra trong Viện kiểm sát nhân dân?
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và thực hiện công tác thanh tra trong Viện kiểm sát nhân dân theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 như sau:
Nhiệm vụ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ sau đây:
1. Tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và thực hiện công tác thanh tra trong Viện kiểm sát nhân dân;
b) Thanh tra đối với:
- Các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ và tương đương trở xuống, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
- Các trường hợp khác theo chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
...
Việc lập biên bản trong công tác thanh tra của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc lập biên bản trong công tác thanh tra của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện như thế nào?
Việc lập biên bản trong công tác thanh tra của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 như sau:
Biên bản trong công tác thanh tra
Việc lập biên bản trong công tác thanh tra được thực hiện như sau:
1. Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành hoạt động, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung làm việc, những người tham gia buổi làm việc và đề nghị của họ (nếu có).
2. Biên bản phải có chữ ký của những người tham gia buổi làm việc. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.
Trường hợp người tham gia buổi làm việc không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.
Trường hợp người tham gia buổi làm việc không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia buổi làm việc và có chữ ký của người chứng kiến.
Trường hợp người tham gia buổi làm việc có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.
Như vậy, việc lập biên bản trong công tác thanh tra của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện như sau:
- Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành hoạt động, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung làm việc, những người tham gia buổi làm việc và đề nghị của họ (nếu có).
- Biên bản phải có chữ ký của những người tham gia buổi làm việc. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.
Trường hợp người tham gia buổi làm việc không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.
+ Trường hợp người tham gia buổi làm việc không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến.
Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia buổi làm việc và có chữ ký của người chứng kiến.
+ Trường hợp người tham gia buổi làm việc có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Viện kiểm sát nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?