Việc lập kế hoạch trang bị mua sắm phương tiện thiết bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở như thế nào?
- Việc lập kế hoạch trang bị mua sắm phương tiện thiết bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở như thế nào?
- Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền tổ chức quản lý phương tiện thiết bị được trang bị?
- Trang bị phương tiện thiết bị công cụ hỗ trợ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thuộc nhiệm vụ chi của cơ quan nào?
- Trách nhiệm của Bộ Công an đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là gì?
Việc lập kế hoạch trang bị mua sắm phương tiện thiết bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định về việc lập kế hoạch trang bị mua sắm phương tiện thiết bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở như sau:
- Trường hợp Bộ Công an trang bị phương tiện, thiết bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 thì:
Hằng năm, Công an cấp xã tổng hợp nhu cầu phương tiện, thiết bị cần trang bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gửi Công an cấp huyện báo cáo Công an cấp tỉnh tổng hợp, lập dự trù kinh phí và báo cáo Bộ Công an xem xét, quyết định việc mua sắm, trang bị phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước cấp cho Bộ Công an;
- Trường hợp ngân sách địa phương hỗ trợ kinh phí mua sắm phương tiện, thiết bị trang bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 thì:
Căn cứ danh mục phương tiện, thiết bị quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 40/2024/NĐ-CP, Công an cấp xã tổng hợp nhu cầu phương tiện, thiết bị cần trang bị, gửi Ủy ban nhân dân cùng cấp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có kế hoạch hỗ trợ mua sắm, trang bị phương tiện, thiết bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định, phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương.
Việc lập kế hoạch trang bị mua sắm phương tiện thiết bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền tổ chức quản lý phương tiện thiết bị được trang bị?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Trang bị phương tiện, thiết bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
...
3. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức quản lý phương tiện, thiết bị được trang bị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quyết định loại, số lượng phương tiện, thiết bị trang bị cho từng thành viên sử dụng và cho Tổ bảo vệ an ninh, trật tự sử dụng chung theo đề nghị của Công an cấp xã.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ là cơ quan tổ chức quản lý phương tiện thiết bị được trang bị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quyết định loại, số lượng phương tiện, thiết bị trang bị cho từng thành viên sử dụng và cho Tổ bảo vệ an ninh, trật tự sử dụng chung theo đề nghị của Công an cấp xã.
Trang bị phương tiện thiết bị công cụ hỗ trợ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thuộc nhiệm vụ chi của cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định như sau:
Nhiệm vụ chi của Bộ Công an
Nhiệm vụ chi của Bộ Công an do ngân sách trung ương bảo đảm, bao gồm:
1. Trang bị phương tiện, thiết bị, công cụ hỗ trợ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
2. Công tác huấn luyện, bồi dưỡng, diễn tập, hội thi cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do Bộ Công an tổ chức;
3. Sơ kết, tổng kết, tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do Bộ Công an tổ chức.
Như vậy, trang bị phương tiện, thiết bị, công cụ hỗ trợ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sẽ thuộc nhiệm vụ chi của Bộ Công an do ngân sách trung ương bảo đảm.
Trách nhiệm của Bộ Công an đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là gì?
Căn cứ theo Điều 28 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định về trách nhiệm của Bộ Công an như sau:
Theo đó, Bộ Công an là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và có trách nhiệm sau đây:
- Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
- Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng lực lượng, quản lý, huấn luyện, bồi dưỡng, diễn tập, hội thi và bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo thẩm quyền;
- Hướng dẫn tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng trong lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước đúng không?
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?
- Thời hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chậm nhất là bao nhiêu ngày theo quy định pháp luật?
- Hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam mới nhất? Điều kiện để người nước ngoài được đổi sang bằng lái xe Việt Nam là gì?
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?