Việc lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn cần căn cứ vào đâu? Ai có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch này?
Ai có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn?
Ai có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn, thì theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 38/2017/NĐ-CP như sau:
Lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển cảng cạn
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch cảng cạn phải được thực hiện theo quy định tại Nghị định này, quy định về trình tự lập quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu, quy hoạch về xây dựng và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
2. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
a) Tổ chức lập, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn; kiến nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn;
b) Phê duyệt quy hoạch chi tiết, điều chỉnh quy hoạch chi tiết phát triển cảng cạn theo quy định;
c) Công bố công khai và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt.
d) Chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng cảng cạn tại địa phương bảo đảm phù hợp với quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phát triển cảng cạn đã phê duyệt.
đ) Tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầu tư, xây dựng khai thác cảng cạn phù hợp với quy hoạch đã phê duyệt theo thẩm quyền.
3. Trách nhiệm của các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch cảng cạn theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật;
b) Bảo đảm quỹ đất để xây dựng phát triển cảng cạn theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn.
Việc lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn cần căn cứ vào đâu? Ai có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch này? (Hình từ Internet)
Việc lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn cần căn cứ vào đâu?
Việc lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn cần căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 38/2017/NĐ-CP như sau:
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn
1. Việc lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực giao thông vận tải và phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước.
2. Nội dung chủ yếu của quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn, bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển và phân bố cảng cạn trên phạm vi cả nước;
b) Xác định nhu cầu phát triển cảng cạn phục vụ vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu, hàng hóa trung chuyển, hàng hóa vận tải liên vùng bằng con-ten-nơ của cả nước, vùng lãnh thổ, các hành lang kinh tế; xác định những tuyến vận tải chính kết nối với cảng biển, cảng thủy nội địa, ga đường sắt, cảng hàng không, cửa khẩu đường bộ;
c) Dự báo các tác động của tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước trong thời kỳ quy hoạch đối với phát triển cảng cạn;
d) Quan điểm, mục tiêu và luận chứng các phương án phát triển cảng cạn trên phạm vi cả nước, các vùng lãnh thổ và các hành lang kinh tế;
đ) Các giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển cảng cạn và tổ chức thực hiện đảm bảo mục tiêu quy hoạch;
e) Phân tích, đánh giá việc bảo đảm an ninh quốc phòng;
g) Đánh giá tác động môi trường chiến lược theo quy định;
h) Các phương án phát triển cảng cạn trên bản vẽ quy hoạch.
Như vậy, theo quy định trên thì việc lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực giao thông vận tải và phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước.
Quy hoạch chi tiết phát triển cảng cạn có các nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 38/2017/NĐ-CP thì quy hoạch chi tiết phát triển cảng cạn có các nội dung chủ yếu sau:
- Hiện trạng hệ thống cảng cạn trên phạm vi cả nước và vùng lãnh thổ, phân tích so sánh với mục tiêu quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phát triển cảng cạn đã được phê duyệt;
- Dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa bằng con-ten-nơ trên từng vùng lãnh thổ, từng hành lang kinh tế và vùng hấp dẫn;
- Vị trí, quy mô, công suất quy hoạch cảng cạn trên từng vùng lãnh thổ, từng hành lang kinh tế;
- Phương án kết nối hạ tầng giao thông từ cảng cạn đến hệ thống giao thông quốc gia, cảng biển và các cửa khẩu hàng hóa khác;
- Danh mục cảng cạn khuyến khích ưu tiên đầu tư toàn quốc;
- Các giải pháp, cơ chế chính sách quản lý, tổ chức thực hiện đảm bảo mục tiêu quy hoạch;
- Bản đồ quy hoạch vị trí và các phương thức kết nối giao thông.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hệ thống cảng cạn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?