Việc lấy và xử lý mẫu cây trồng được thực hiện thế nào? Thiết bị, dụng cụ dùng đề lấy mẫu cây trồng gồm những gì?
Việc lấy và xử lý mẫu cây trồng được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8551:2010 về cây trồng – phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thì việc lấy và xử lý mẫu cây trồng được thực hiện như sau:
- Các mẫu cây trồng ban đầu, sau khi lấy phải được làm sạch bằng cách lau bằng giấy lọc ẩm, những mẫu bị lấm bẩn phải được rửa sạch bằng nước, sau đó thấm khô.
- Mẫu cây trồng sau khi làm sạch cần lập tức cho ngay vào túi đựng mẫu, đóng kín, ghi nhãn và các thông tin cần thiết, sau đó vận chuyển về phòng thí nghiệm ngay trong ngày.
- Cân mẫu tươi, trước khi sấy và cân mẫu khô tuyệt đối trước khi nghiền mẫu để xác định hàm lượng chất khô của cây trồng (nếu có yêu cầu).
- Xử lý mẫu cho xác định các nguyên tố cần sử dụng mẫu khô:
+ Nhanh chóng hong khô sơ bộ mẫu (có thể phơi nắng).
+ Sấy khô mẫu ở nhiệt độ 70oC trong tủ sấy có thông gió, cần rải mỏng và đều mẫu trên khay.
+ Sấy mẫu đến khô kiệt.
+ Mẫu sau khi sấy được cắt nhỏ, trộn đều và chọn mẫu trung bình. Mẫu trung bình phải đồng nhất và có khối lượng từ 30g đến 300g.
+ Mẫu được nghiền bằng máy nghiền thực vật khô, qua rây có kích thước lỗ 1 mm.
+ Mẫu xác định các nguyên tố lượng vết cần nghiền bằng cối, chày mã não.
+ Mẫu cây sau khi đã nghiền được trộn đều, đựng trong túi chống ẩm hoặc bình khô có nắp kín, ghi nhãn các thông tin cần thiết. Bảo quản nơi khô, mát, đảm bảo không bị nhiễm bẩn.
- Xử lý mẫu cho xác định các nguyên tố cần sử dụng mẫu tươi
+ Cố định bằng hơi nóng. Xếp mẫu thành lớp mỏng trong nồi cách thủy, xông hơi nóng 15 min đến 20 min. Sau đó sấy khô trong tủ sấy có quạt thông gió ở nhiệt độ 60oC.
+ Cố định bằng nhiệt độ cao của tủ sấy. Rải mẫu mỏng trên khay, cho vào tủ sấy có nhiệt độ từ 90oC đến 96oC, sấy trong 10 min đến 15 min. Sau đó sấy khô trong tủ sấy có quạt thông gió ở nhiệt độ 60oC.
+ Cố định bằng đông lạnh. Cho mẫu đông lạnh khoảng 60 min ở âm 20oC đến âm 30oC. Phương pháp này chỉ kìm hãm men ở nhiệt độ thấp.
+ Cố định bằng dung môi hữu cơ như etanol, ete… Phương pháp này sử dụng để xác định chất không hòa tan trong dung môi đã sử dụng.
+ Các mẫu trước nếu ở trạng thái đông lạnh thì trước khi phân tích được phục hồi về nhiệt độ thích hợp. Mẫu tiếp tục được cắt và nghiền nhỏ tùy theo các yêu cầu phân tích.
Việc lấy và xử lý mẫu cây trồng được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu phân tích cây trồng phải được lấy trong điều kiện nào?
Mẫu phân tích cây trồng được quy định tại tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8551:2010 về cây trồng – phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu như sau:
Nguyên tắc
...
4.2. Mẫu phân tích cây trồng phải điển hình, phản ánh thực tế thành phần các nguyên tố của cây trồng trong phạm vi nghiên cứu và đề xuất.
4.3 Mẫu phân tích của cây trồng phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của cây. Những quy định về thời kỳ lấy mẫu, bộ phận lấy mẫu của từng loại cây được hướng dẫn trong các quy trình riêng (lấy lá thứ mấy, ở loại cành nào và vào thời điểm nào của thời kỳ sinh trưởng).
4.4. Mẫu phân tích cây trồng phải được lấy trong điều kiện môi trường đồng nhất về nhiệt độ, độ ẩm, cùng thời diểm cố định (thường lấy vào buổi sáng khi đã hết sương, không có mưa, nhiệt độ và cường độ ánh sáng ở mức độ trung bình…).
4.5. Cần chú ý đến thời điểm để lấy mẫu sau các thời kỳ: bón phân, phun thuốc, tưới nước…
4.6. Dụng cụ lấy mẫu, bao gói đựng mẫu, hộp chứa mẫu (bao vải, bao nhựa, bao giấy, hộp nhựa …). Dụng cụ làm sạch mẫu (chậu rửa, bồn rửa…). Đều phải đảm bảo không làm nhiễm bẩn các nguyên tố cần xác định.
...
Như vậy, theo quy định, mẫu phân tích cây trồng phải được lấy trong điều kiện môi trường đồng nhất về nhiệt độ, độ ẩm, cùng thời diểm cố định (thường lấy vào buổi sáng khi đã hết sương, không có mưa, nhiệt độ và cường độ ánh sáng ở mức độ trung bình…).
Thiết bị, dụng cụ dùng đề lấy mẫu cây trồng gồm những gì?
Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8551:2010 về cây trồng – phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu quy định, thiết bị, dụng cụ dùng đề lấy mẫu cây trồng gồm các thiết bị, dụng cụ thông thường trong phòng thí nghiệm và các thiết bị, dụng cụ như sau:
- Dao thái cắt mẫu, thuyền tán, dụng cụ phơi mẫu, khăn lau, giấy thấm.
- Tủ lạnh bảo quản mẫu, loại thông thường.
- Tủ bảo quản đông lạnh, nhiệt độ có thể đặt ở âm 20oC đến âm 40oC.
- Tủ sấy, có quạt thông gió.
- Máy nghiền thực vật khô, có thể nghiền mẫu nhỏ hơn 1 mm.
- Máy nghiền thực vật tươi.
- Cối, chày mã não.
- Nồi cách thủy.
- Cân, có độ chính xác 0,1 g.
- Cân phân tích, có độ chính xác 0,0001g.
- Lò nung, có điểu khiển nhiệt độ.
- Bếp điện.
- Chén nung (chén sứ hoặc chén bạch kim) có dung tích 50; 100 ml.
- Bếp phân hủy mẫu, có điều khiển nhiệt độ (lò vi sóng phân hủy mẫu – tùy theo trang bị của từng phòng thí nghiệm).
- Bình hoặc ống phân hủy, có dung tích 100; 200 ml.
- Cốc chịu nhiệt, có dung tích 100; 300; 500 ml.
- Bình định mức, có dung tích 50; 100 ml.
- Bình tam giác, có dung tích 50; 100; 250 ml.
- Pipet, có dung tích 1; 2; 5; 10 ml.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mẫu cây trồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?