Việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia chỉ thực hiện trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia chỉ thực hiện trong trường hợp nào? Nội dung thực hiện lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và từ các chương trình, dự án khác gồm những gì? Câu hỏi của anh B.L.K từ Ninh Thuận.

Việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia chỉ thực hiện trong trường hợp nào?

Trường hợp lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) như sau:

Lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
1. Nguyên tắc lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
a) Lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phải được thực hiện đồng bộ từ khâu xây dựng chính sách, lập kế hoạch, phân bổ, giao dự toán ngân sách và sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn vốn.
b) Lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia chỉ thực hiện trong trường hợp có sự trùng lặp đồng thời về nội dung, đối tượng và phạm vi, địa bàn thực hiện. Việc lồng ghép phải đảm bảo không làm thay đổi các mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình.
c) Ưu tiên lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án khác không thuộc chương trình mục tiêu quốc gia nhưng có cùng mục tiêu, đối tượng thụ hưởng, nội dung hoạt động và được thực hiện trên cùng một địa bàn cấp huyện, cấp xã để phát huy hiệu quả của các chương trình mục tiêu quốc gia.
...

Như vậy, theo quy định, việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia chỉ thực hiện trong trường hợp có sự trùng lặp đồng thời về nội dung, đối tượng và phạm vi, địa bàn thực hiện.

Việc lồng ghép phải đảm bảo không làm thay đổi các mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình.

Việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia chỉ thực hiện trong trường hợp nào?

Việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia chỉ thực hiện trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia cần tập trung vào các nguồn vốn nào?

Việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) như sau:

Lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
1. Nguyên tắc lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
...
c) Ưu tiên lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án khác không thuộc chương trình mục tiêu quốc gia nhưng có cùng mục tiêu, đối tượng thụ hưởng, nội dung hoạt động và được thực hiện trên cùng một địa bàn cấp huyện, cấp xã để phát huy hiệu quả của các chương trình mục tiêu quốc gia.
Vốn lồng ghép từ chương trình, dự án khác để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia không thuộc vốn đối ứng từ ngân sách địa phương để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định.
d) Tập trung lồng ghép các nguồn vốn thực hiện nội dung, hoạt động trên địa bàn các huyện nghèo; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
đ) Lấy nội dung, hoạt động, dự án đầu tư thuộc chương trình mục tiêu quốc gia làm trọng tâm để thực hiện việc lồng ghép nguồn vốn. Xác định rõ tỷ lệ huy động, đóng góp vốn từng chương trình, dự án được lông ghép. Thực hiện thống nhất định mức chi theo từng nội dung, hoạt động được lồng ghép; thống nhất quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán vốn lồng ghép phù hợp với thực tế tại địa phương. Mức hỗ trợ thực hiện trên địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được áp dụng theo định mức chi cao nhất theo quy định hiện hành.
...

Như vậy, theo quy định, việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia cần tập trung lồng ghép các nguồn vốn thực hiện nội dung, hoạt động trên địa bàn:

- Các huyện nghèo;

- Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;

- Các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Nội dung thực hiện lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và từ các chương trình, dự án khác gồm những gì?

Nội dung thực hiện lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) như sau:

Lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
...
2. Nội dung thực hiện lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và từ các chương trình, dự án khác
a) Dự án đầu tư.
b) Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.
c) Hoạt động đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo nghề, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện; thông tin, tuyên truyền về các chương trình mục tiêu quốc gia.
d) Hoạt động kiểm tra, đánh giá, hội nghị triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp.
đ) Các nội dung khác thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (nếu có).
3. Quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán các nguồn vốn được lồng ghép thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.

Như vậy, theo quy định, nội dung thực hiện lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và từ các chương trình, dự án khác bao gồm:

(1) Dự án đầu tư.

(2) Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.

(3) Hoạt động đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo nghề, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện;

Thông tin, tuyên truyền về các chương trình mục tiêu quốc gia.

(4) Hoạt động kiểm tra, đánh giá, hội nghị triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp.

(5) Các nội dung khác thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (nếu có).

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình mục tiêu quốc gia

Nguyễn Thị Hậu

Chương trình mục tiêu quốc gia
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình mục tiêu quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình mục tiêu quốc gia
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đối tượng và tiêu chí được trợ cấp gạo bảo vệ rừng theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Báo cáo ý kiến về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia của Kiểm toán nhà nước được chuẩn bị và xây dựng theo trình tự như thế nào?
Pháp luật
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến 2025 ra sao?
Pháp luật
Chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ Giao thông vận tải tổ chức đoàn kiểm tra và giám sát nội dung công việc thực hiện trên những địa bàn nào?
Pháp luật
Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng đối với những đối tượng nào?
Pháp luật
Cần thành lập Tổ công tác đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia hay không? Chức năng của Tổ công tác là gì?
Pháp luật
Cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia là ai? Cơ quan chủ quản chương trình thực hiện báo cáo giám sát chương trình như thế nào?
Pháp luật
Hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là gì? Dự án được hỗ trợ phát triển phải đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia là gì? Việc đánh giá hằng năm chương trình mục tiêu quốc gia gồm các nội dung nào?
Pháp luật
Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia là gì? Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia của chủ chương trình gồm các nội dung nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào