Việc lựa chọn nhà thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với những gói thầu nào?
Việc lựa chọn nhà thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với những gói thầu nào?
Căn cứ Điều 24 Luật Đấu thầu 2023 quy định, việc lựa chọn nhà thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
(2) Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
(3) Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt;
(4) Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp, trong đó nội dung xây lắp đáp ứng quy định tại mục (3) nêu trên.
Việc lựa chọn nhà thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với những gói thầu nào? (Hình từ Internet)
Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với hình thức chào hàng cạnh tranh gồm mấy bước?
Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với hình thức chào hàng cạnh tranh được quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu
...
3. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ dự thầu;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);
đ) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
4. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của nhà thầu;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
5. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị phương án tự thực hiện, bao gồm dự thảo thỏa thuận giao việc;
b) Hoàn thiện phương án tự thực hiện;
c) Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
d) Ký kết thỏa thuận giao việc; quản lý việc thực hiện gói thầu.
...
Như vậy, theo quy định, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với hình thức chào hàng cạnh tranh gồm các bước sau đây:
(1) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
(2) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
(3) Đánh giá hồ sơ dự thầu;
(4) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);
(5) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với hình thức chào hàng cạnh tranh là bao lâu?
Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với hình thức chào hàng cạnh tranh được quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu
1. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu được quy định như sau:
a) Thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 09 ngày đối với đấu thầu trong nước, 18 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;
b) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế tối thiểu là 18 ngày đối với đấu thầu trong nước, 35 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu; đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng thì thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 09 ngày đối với đấu thầu trong nước, 18 ngày đối với đấu thầu quốc tế;
c) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với chào hàng cạnh tranh tối thiểu là 05 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;
d) Trường hợp gói thầu đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này nhưng người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thì thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 09 ngày kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;
...
Như vậy, theo quy định, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với hình thức chào hàng cạnh tranh tối thiểu là 05 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chào hàng cạnh tranh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?