Việc phá dỡ công trình xây dựng để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới có thẩm tra thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng không?

Việc phá dỡ công trình xây dựng để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới có thẩm tra thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng không? Phương án và giải pháp phá dỡ công trình xây dựng để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới gồm những nội dung gì? Trên đây là câu hỏi của anh Thái Hùng tại An Giang.

Có được phá dỡ công trình xây dựng để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới không?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về phá dỡ công trình xây dựng như sau:

Phá dỡ công trình xây dựng
1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;
b) Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này;
d) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
đ) Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
e) Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.
...

Theo đó, việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp cụ thể nêu trên.

Như vậy, để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới thì được phá dỡ công trình xây dựng.

Phá vỡ

Phá dỡ công trình xây dựng để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới (Hình từ Internet)

Việc phá dỡ công trình xây dựng để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới có thẩm tra thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 118 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về phá dỡ công trình xây dựng như sau:

Phá dỡ công trình xây dựng
...
2. Việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường và thực hiện theo trình tự như sau:
a) Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng;
b) Thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
c) Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng;
d) Tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.
3. Trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình hoặc người được giao nhiệm vụ chủ trì phá dỡ công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo trình tự quy định tại khoản 2 Điều này; tự thực hiện nếu có đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện lập, thẩm tra thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng và thực hiện thi công phá dỡ công trình xây dựng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
b) Nhà thầu được giao thực hiện việc phá dỡ công trình có trách nhiệm lập biện pháp thi công phá dỡ công trình phù hợp với phương án, giải pháp phá dỡ được phê duyệt; thực hiện thi công phá dỡ công trình theo đúng biện pháp thi công và quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng (nếu có); thực hiện theo dõi, quan trắc công trình; bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, công trình và các công trình lân cận; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
c) Người có thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không ban hành quyết định, ban hành quyết định không kịp thời hoặc ban hành quyết định trái với quy định của pháp luật;
d) Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ.
...

Theo đó, việc phá dỡ công trình xây dựng để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới phải bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường và thực hiện theo trình tự sau:

- Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng;

- Thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;

- Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng;

- Tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.

Phương án và giải pháp phá dỡ công trình xây dựng để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới gồm những nội dung gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 42 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Phá dỡ công trình xây dựng
...
3. Phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng bao gồm các nội dung chính sau:
a) Căn cứ lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng;
b) Thông tin chung về công trình, hạng mục công trình phải phá dỡ;
c) Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
d) Thiết kế phương án phá dỡ;
đ) Tiến độ, kinh phí thực hiện phá dỡ;
e) Các nội dung khác để thực hiện phá dỡ (nếu có).
...

Theo đó, phương án và giải pháp phá dỡ công trình xây dựng gồm các nội dung chính sau:

- Căn cứ lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng;

- Thông tin chung về công trình, hạng mục công trình phải phá dỡ;

- Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng;

- Thiết kế phương án phá dỡ;

- Tiến độ, kinh phí thực hiện phá dỡ;

- Các nội dung khác để thực hiện phá dỡ (nếu có).

Xem văn bản hợp nhất các quy định được sửa đổi bổ sung nêu trên tại Văn bản hợp nhất 02/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật Xây dựng do Văn phòng Quốc hội ban hành.

(Lưu ý văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ).

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình xây dựng

Mai Hoàng Trúc Linh

Công trình xây dựng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công trình xây dựng có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình xây dựng
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công văn 11663 chấn chỉnh việc kiểm tra hiện trạng nhà ở công trình xây dựng khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động đất đai tại TPHCM thế nào?
Pháp luật
Đơn vị nào sẽ lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm? Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng như thế nào?
Pháp luật
Nếu lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng mà không phù hợp với cấp công trình xây dựng bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hệ thống chống sét cho các công trình xây dựng theo quy định có phải thực hiện kiểm tra định kỳ hay không?
Pháp luật
Hồ sơ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa công trình có tổng dự toán chi phí sửa chữa dưới 500 triệu đồng gồm các giấy tờ nào?
Pháp luật
Trách nhiệm trong việc thử tải, vận hành thử công trình xây dựng cầu đường của chủ đầu tư và nhà thầu là gì?
Pháp luật
Bảo hành công trình xây dựng là gì? Mức tiền bảo hành quy định trong hợp đồng xây dựng là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình mới nhất? Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình là gì?
Pháp luật
Công trình xây dựng được xác định loại dự án nhóm A, B hay nhóm C như thế nào theo pháp luật xây dựng hiện hành?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào