Việc phá dỡ sà lan biển nhập khẩu đã qua sử dụng chỉ được thực hiện tại cơ sở nào? Thời hạn đưa vào cơ sở phá dỡ là bao lâu?
Việc phá dỡ sà lan biển nhập khẩu đã qua sử dụng chỉ được thực hiện tại cơ sở nào?
Việc phá dỡ sà lan biển nhập khẩu đã qua sử dụng được quy định tại Điều 5 Nghị định 82/2019/NĐ-CP như sau:
Các loại tàu biển đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ
Tàu biển đã qua sử dụng có thân tàu không bằng vật liệu phi kim loại được phép nhập khẩu để phá dỡ, gồm:
1. Tàu chở hàng khô, gồm: Hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép.
2. Tàu container.
3. Tàu chở quặng.
4. Tàu chở hàng lỏng, gồm: Dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật.
5. Tàu chở gas, khí hóa lỏng.
6. Tàu Ro-Ro, tàu khách, sà lan biển, phà biển.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 82/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
1. Việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động, an toàn phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
2. Việc phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng chỉ được thực hiện tại cơ sở phá dỡ tàu biển đã được đưa vào hoạt động theo quy định.
...
Như vậy, theo quy định, sà lan biển đã qua sử dụng có thân tàu không bằng vật liệu phi kim loại thì được phép nhập khẩu để phá dỡ.
Việc phá dỡ sà lan biển nhập khẩu đã qua sử dụng chỉ được thực hiện tại cơ sở phá dỡ tàu biển đã được đưa vào hoạt động theo quy định.
Việc phá dỡ sà lan biển nhập khẩu đã qua sử dụng chỉ được thực hiện tại cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Sà lan biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ phải được đưa vào cơ sở phá dỡ trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn đưa vào cơ sở phá dỡ đối với sà lan biển đã qua sử dụng được quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 82/2019/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
...
3. Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ phải được đưa vào cơ sở phá dỡ trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan nhưng không vượt quá 90 ngày kể từ ngày tàu đến cảng biển đầu tiên của Việt Nam; thời gian phá dỡ tàu biển không được kéo dài quá 180 ngày kể từ ngày bắt đầu phá dỡ.
4. Doanh nghiệp nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải mua bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường liên quan đến hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng theo quy định.
Như vậy, theo quy định, sà lan biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ phải được đưa vào cơ sở phá dỡ trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan nhưng không vượt quá 90 ngày kể từ ngày sà lan đến cảng biển đầu tiên của Việt Nam.
Lưu ý: Thời gian phá dỡ sà lan biển không được kéo dài quá 180 ngày kể từ ngày bắt đầu phá dỡ.
Doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu sà lan biển đã qua sử dụng để phá dỡ cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì?
Thủ tục nhập khẩu sà lan biển đã qua sử dụng để phá dỡ được quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 82/2019/NĐ-CP như sau:
Thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ
1. Doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ phải nộp cho cơ quan hải quan khu vực 01 bộ hồ sơ, gồm:
a) Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
b) Quyết định của doanh nghiệp về việc mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
c) Hợp đồng mua bán tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
d) Biên bản giao nhận tàu biển đã qua sử dụng được ký kết giữa người bàn giao và người nhận bàn giao (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
2. Căn cứ hồ sơ nhập khẩu tàu biển quy định tại khoản 1 Điều này, quy định của pháp luật về hải quan và các quy định có liên quan khác của pháp luật, cơ quan hải quan có trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu sà lan biển đã qua sử dụng để phá dỡ phải nộp cho cơ quan hải quan khu vực 01 bộ hồ sơ, gồm:
(1) Giấy phép nhập khẩu sà lan biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
(2) Quyết định của doanh nghiệp về việc mua sà lan biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
(3) Hợp đồng mua bán sà lan biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
(4) Biên bản giao nhận sà lan biển đã qua sử dụng được ký kết giữa người bàn giao và người nhận bàn giao (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phá dỡ tàu biển có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truy thu thuế là gì? Thời hạn truy thu thuế đối với doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế là bao lâu?
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?