Việc phân loại hàng nguy hiểm khi vận chuyển trên đường sắt được quy định như thế nào? Hàng hóa nguy hiểm phải được đóng gói khi vận chuyển trên đường sắt như thế nào?

Cho hỏi hàng hóa nguy hiểm phải được đóng gói khi vận chuyển trên đường sắt như thế nào? - Câu hỏi của anh Tiến tại Bình Dương

Việc phân loại hàng nguy hiểm khi vận tải đường sắt được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 26 Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định hàng nguy hiểm khi vận tải đường sắt được phân loại như sau:

Căn cứ tính chất hóa, lý, hàng nguy hiểm được phân thành 09 loại và được chia thành các nhóm sau đây:

- Loại 1: Chất nổ, bao gồm các nhóm sau:

+ Nhóm 1.1: Chất nổ.

+ Nhóm 1.2: Vật liệu nổ công nghiệp.

- Loại 2: Chất khí dễ cháy, độc hại, bao gồm các nhóm sau:

+ Nhóm 2.1: Khí ga dễ cháy.

+ Nhóm 2.2: Khí ga độc hại.

- Loại 3: Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhậy.

- Loại 4: Chất rắn dễ cháy, bao gồm các nhóm sau:

+ Nhóm 4.1: Chất đặc dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ đặc khử nhậy.

+ Nhóm 4.2: Chất dễ tự bốc cháy.

+ Nhóm 4.3: Chất khi gặp nước tạo ra khí dễ cháy.

- Loại 5: Chất ô xy hóa, bao gồm các nhóm sau:

+ Nhóm 5.1: Chất ô xy hóa.

+ Nhóm 5.2: Hợp chất ô xit hữu cơ.

- Loại 6: Chất độc hại, lây nhiễm, bao gồm các nhóm sau:

+ Nhóm 6.1: Chất độc hại.

+ Nhóm 6.2: Chất lây nhiễm.

- Loại 7: Chất phóng xạ.

- Loại 8: Chất ăn mòn.

- Loại 9: Chất và hàng nguy hiểm khác.

Ngoài ra, bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm (trừ trường hợp bao bì, thùng chứa loại chở ga, chất lỏng, dễ cháy cấp 1 và thể tích nhỏ hơn 0,5 m3) chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi đã lấy hết hàng nguy hiểm cũng được coi là hàng nguy hiểm tương ứng.

Việc phân loại hàng nguy hiểm khi vận chuyển trên đường sắt được quy định như thế nào? Hàng hóa nguy hiểm phải được đóng gói khi vận chuyển trên đường sắt như thế nào?

Việc phân loại hàng nguy hiểm khi vận chuyển trên đường sắt được quy định như thế nào? Hàng hóa nguy hiểm phải được đóng gói khi vận chuyển trên đường sắt như thế nào? (Hình từ Internet)

Hàng hóa nguy hiểm phải được đóng gói như thế nào khi vận chuyển trên đường sắt?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 37/2020/TT-BCT quy định như sau:

Yêu cầu về đóng gói hàng hóa nguy hiểm
1. Trừ các loại hàng hóa nguy hiểm loại 2, hàng hóa nguy hiểm dạng rắn, lỏng được đóng gói theo 3 mức quy định tại cột 6, Danh mục như sau:
a) Mức rất nguy hiểm biểu thị bằng số I (PGI).
b) Mức nguy hiểm biểu thị bằng số II (PG II).
c) Mức nguy hiểm thấp biểu thị bằng số III (PG III).
Quy định cụ thể về mức đóng gói tại Phụ lục II Thông tư này.
2. Mã đóng gói hàng hóa nguy hiểm quy định tại cột 9 Danh mục. Các yêu cầu về vật liệu, điều kiện đóng gói và chi tiết quy cách đóng gói hàng hóa nguy hiểm tương ứng với từng mã đóng gói quy định tại Phụ lục III Thông tư này.
3. Tổ chức sản xuất hoặc người vận tải hàng hóa nguy hiểm phải đóng gói hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Thông tư này, các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng đã được ban hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định cụ thể về đóng gói vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

Như vậy khi vận chuyển hàng hóa trên đường sắt, hàng hóa nguy hiểm phải được đóng gói theo 3 mức với mã đóng gói ứng với các quy định và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành.

Quy định về mức đóng gói hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển trên đường sắt hiện hành?

Căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 37/2020/TT-BCT quy định như sau:

- Chất lỏng dễ cháy

+ Chất lỏng dễ cháy được đóng gói theo quy định sau đây:

Đối với chất lỏng có rủi ro phụ, nhóm đóng gói được căn cứ vào bảng trên và tính nghiêm trọng của rủi ro phụ.

+ Chất lỏng và hỗn hợp chất dẻo bao gồm hồn hợp chứa nhỏ hơn 20% Nitrocellulose với Nitơ không vượt quá 12,6% khối lượng được xếp vào nhóm đóng gói III với các yêu cầu sau:

++ Chiều cao của lóp không hòa tan nhỏ hơn hoặc bằng 3% chiều cao của hỗn hợp chất.

++ Độ nhớt và nhiệt độ chớp cháy tuân theo bảng sau:

+ Các hợp chất có nhiệt độ chớp cháy nhỏ hơn 23°C có chứa:

++ Lớn hơn 55% Nitrocellulose với bất kỳ hàm lượng Nitơ.

++ Nhỏ hơn 55% Nitrocellulose với Nitơ không vượt quá 12,6% khối lượng được xếp loại vào chất có số UN 0340 hoặc UN 0342 hoặc UN 2555 hoặc UN 2556 hoặc UN 2557.

- Chất rắn dễ cháy được thử nghiệm theo phương pháp mô tả tại Phần III, tiểu mục 33.2.1 Sách hướng thử nghiệm và tiêu chuẩn (Khuyến cáo Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm), được phân loại đóng gói như sau:

+ Đốt cháy chất rắn dễ cháy thời gian nhỏ hơn 45 giây với khoảng cách 100 mm

++ Đóng gói mức II (PGII) đối với chất cháy qua vùng ẩm.

++ Đóng gói mức III (PG III) đối với chất không cháy qua vùng ẩm trong thời gian tối thiểu 4 phút.

+ Bột kim loại hoặc hỗn hợp kim loại

++ Đóng gói mức II (PG II) đối với chất cháy qua chiều dài thử nghiệm trong thời gian nhỏ hơn hoặc bằng 5 phút.

++ Đóng gói mức III (PG III) đối với chất cháy qua chiều dài mẫu thử lớn hơn 5 phút.

- Chất dễ tự bốc cháy được phân loại đóng gói I, II, III theo quy định sau:

+ Đóng gói mức I (PG I) đối với chất có khả năng tự cháy.

+ Đóng gói mức II (PG II) đối với chất tự cháy hoặc tăng nhiệt độ lên hơn 200°C trong vòng 24 giờ với mẫu thử 2,5 cm3 tại nhiệt độ thử là 140°C hoặc là các chất tự cháy tại nhiệt độ 50°C với thể tích là 450 lít.

+ Đóng gói mức III (PG III) đối với chất tự cháy hoặc tăng nhiệt độ lên hơn 200°C trong vòng 24 giờ với mẫu thử 10 cm3 tại nhiệt độ thử là 140°C.

- Chất phát ra khí dễ cháy khi gặp nước được phân loại đóng gói I, II, III theo quy định sau:

+ Đóng gói mức I (PG I) đối với chất phản ứng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ môi trường và thường có xu hướng khí tạo thành tự bắt cháy hoặc phản ứng dễ dàng với nước ở nhiệt độ môi trường mà tốc độ giải phóng khí dễ cháy lớn hơn hoặc bằng 10 lit/kg hợp chất trong mỗi phút.

+ Đóng gói mức II (PG II) đối với chất phản ứng dễ dàng với nước ở nhiệt độ môi trường và tốc độ giải phóng khí lớn hơn hoặc bằng 20 lít/kg hợp chất mỗi giờ và không thuộc đóng gói nhóm I.

+ Đóng gói mức III (PG III) đối với chất phản ứng chậm với nước ở nhiệt độ môi trường và tốc độ giải phóng khí lớn hơn hoặc bằng 1 lít/kg hợp chất trong một giờ và không thuộc đóng gói mức I, II.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hóa nguy hiểm

Trần Thị Nguyệt Mai

Hàng hóa nguy hiểm
Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàng hóa nguy hiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng hóa nguy hiểm Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ thủ tục để được cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 5, loại 8 như thế nào? Cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
Pháp luật
Hàng hóa nguy hiểm là gì? Biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm được dán ở đâu trên bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm?
Pháp luật
Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận nội dung gì?
Pháp luật
Thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch thì sau khi dỡ hết hàng có được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng?
Pháp luật
Quy định về Bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ ngày 15/5/2024 ra sao?
Pháp luật
Điều kiện của phương tiện, người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ ngày 15/5/2024 ra sao?
Pháp luật
Yêu cầu xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông đường bộ năm 2024?
Pháp luật
Từ ngày 15/5/2024 những đối tượng nào phải được huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm? Tiêu chuẩn đối với người huấn luyện ra sao?
Pháp luật
Yêu cầu đối với người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện thủy nội địa từ ngày 15/5/2024 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu nhãn, biểu trưng hàng hóa nguy hiểm của 9 loại hàng hóa nguy hiểm mới nhất 2024 như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào