Việc phối hợp giữa Kho bạc Nhà nước và cơ quan Công an trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn tiền, tài sản được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Xin cho hỏi việc phối hợp giữa Kho bạc Nhà nước và cơ quan Công an trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn tiền, tài sản trong hệ thống Kho bạc Nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào? Câu hỏi của chị Vân từ Hải Phòng.

Việc phối hợp giữa Kho bạc Nhà nước và cơ quan Công an trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn tiền, tài sản được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 187/2014/TTLT-BTC-BCA quy định như sau:

Nguyên tắc phối hợp giữa KBNN và cơ quan Công an
1. Công tác phối hợp giữa KBNN và các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Công an được thống nhất từ trung ương đến địa phương và bảo đảm nguyên tắc phối hợp ngang cấp.
2. Tuân thủ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công an, Bộ Tài chính và tạo điều kiện thuận lợi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3. Đảm bảo nhanh chóng, chủ động, kịp thời, đầy đủ, hiệu quả, có sự trao đổi thống nhất trước khi quyết định, không gây cản trở đến việc thực hiện công tác của mỗi đơn vị khi xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh và an toàn tiền, tài sản KBNN quản lý.
4. Giải quyết kịp thời mọi vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp. Trường hợp đặc biệt, vượt quá thẩm quyền hoặc không có khả năng giải quyết thì báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp để phối hợp giải quyết.
5. Bảo đảm tăng cường hiệu quả an ninh và an toàn tiền, tài sản trong hệ thống KBNN.

Như vậy, theo quy định thì việc phối hợp giữa Kho bạc Nhà nước và cơ quan Công an được thực hiện theo 05 nguyên tắc sau:

(1) Công tác phối hợp giữa Kho bạc Nhà nước và các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Công an được thống nhất từ trung ương đến địa phương và bảo đảm nguyên tắc phối hợp ngang cấp.

(2) Tuân thủ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công an, Bộ Tài chính và tạo điều kiện thuận lợi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

(3) Đảm bảo nhanh chóng, chủ động, kịp thời, đầy đủ, hiệu quả, có sự trao đổi thống nhất trước khi quyết định, không gây cản trở đến việc thực hiện công tác của mỗi đơn vị khi xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh và an toàn tiền, tài sản Kho bạc Nhà nước quản lý.

(4) Giải quyết kịp thời mọi vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp.

Trường hợp đặc biệt, vượt quá thẩm quyền hoặc không có khả năng giải quyết thì báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp để phối hợp giải quyết.

(5) Bảo đảm tăng cường hiệu quả an ninh và an toàn tiền, tài sản trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

Việc phối hợp giữa Kho bạc Nhà nước và cơ quan Công an trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn tiền, tài sản được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Việc phối hợp giữa Kho bạc Nhà nước và cơ quan Công an trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn tiền, tài sản được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Công tác phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn tiền, tài sản trong hệ thống Kho bạc Nhà nước bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 187/2014/TTLT-BTC-BCA quy định như sau:

Nội dung công tác phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn tiền, tài sản trong hệ thống KBNN
1. Bảo đảm an ninh nội bộ hệ thống KBNN, bảo đảm bí mật Nhà nước về thông tin, số liệu, tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước của ngành Tài chính theo quy định.
2. Bảo đảm an toàn tiền, tài sản KBNN, bao gồm tiền (đồng Việt Nam, ngoại tệ và các loại giấy tờ có giá trị tương đương tiền), vàng bạc, kim khí quý, đá quý, ấn chỉ đặc biệt, tài sản quý khác tại trụ sở KBNN, trong kho và trên đường vận chuyển.
3. Bảo đảm an ninh, an toàn bảo mật đối với lĩnh vực công nghệ thông tin hệ thống KBNN, bao gồm bảo vệ an toàn mạng và hạ tầng thông tin, an toàn máy tính, dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin.
4. Tổ chức công tác phòng chống đột nhập, phòng chống tiền giả, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống bão, lũ lụt, thiên tai tại các đơn vị KBNN.
5. Trao đổi, cung cấp thông tin; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với âm mưu hoạt động gây mất an ninh và an toàn tiền, tài sản Nhà nước giao KBNN quản lý.
6. Phòng chống tội phạm và các vấn đề an ninh chính trị có liên quan đến cán bộ, công chức KBNN.

Như vậy, theo quy định thì nội dung công tác phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn tiền, tài sản trong hệ thống Kho bạc Nhà nước bao gồm:

(1) Bảo đảm an ninh nội bộ hệ thống Kho bạc Nhà nước, bảo đảm bí mật Nhà nước về thông tin, số liệu, tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước của ngành Tài chính theo quy định.

(2) Bảo đảm an toàn tiền, tài sản Kho bạc Nhà nước.

(3) Bảo đảm an ninh, an toàn bảo mật đối với lĩnh vực công nghệ thông tin hệ thống Kho bạc Nhà nước.

(4) Tổ chức công tác phòng chống đột nhập, phòng chống tiền giả, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống bão, lũ lụt, thiên tai tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước.

(5) Trao đổi, cung cấp thông tin; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với âm mưu hoạt động gây mất an ninh và an toàn tiền, tài sản Nhà nước giao Kho bạc Nhà nước quản lý.

(6) Phòng chống tội phạm và các vấn đề an ninh chính trị có liên quan đến cán bộ, công chức Kho bạc Nhà nước.

Việc tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ chuyên trách của Kho bạc Nhà nước được thực hiện thông qua các hình thức nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 187/2014/TTLT-BTC-BCA quy định về hình thức phối hợp như sau:

Hình thức phối hợp
1. Trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình hoạt động KBNN có liên quan đến an ninh nội bộ và an toàn tiền, tài sản KBNN (trao đổi bằng văn bản, trao đổi trực tiếp, trao đổi thường xuyên, định kỳ và trao đổi đột xuất khi có vụ việc phát sinh).
2. Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kiến thức, trang bị phương tiện cần thiết cho lực lượng bảo vệ chuyên trách của KBNN thông qua các hình thức: KBNN tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng do cán bộ có nghiệp vụ của cơ quan Công an giảng dạy, huấn luyện; cơ quan Công an tổ chức lớp đào tạo, tập huấn, KBNN cử người tham dự, học tập.
3. Bố trí cảnh sát bảo vệ mục tiêu và vũ trang áp tải bảo vệ các chuyến vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý. Cử cán bộ tham gia thanh tra, kiểm tra (định kỳ, đột xuất) công tác bảo đảm an ninh và an toàn tiền, tài sản tại các KBNN.
...

Như vậy, theo quy định thì việc tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ chuyên trách của Kho bạc Nhà nước được thực hiện thông qua 02 hình thức:

(1) Kho bạc Nhà nước tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng do cán bộ có nghiệp vụ của cơ quan Công an giảng dạy, huấn luyện;

(2) Cơ quan Công an tổ chức lớp đào tạo, tập huấn, Kho bạc Nhà nước cử người tham dự, học tập.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kho bạc Nhà nước

Nguyễn Thị Hậu

Kho bạc Nhà nước
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kho bạc Nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kho bạc Nhà nước
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị thanh toán cá nhân qua tài khoản của Kho bạc nhà nước mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
Pháp luật
Mẫu Giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu của đơn vị giao dịch tại Kho bạc nhà nước theo quy định là mẫu nào?
Pháp luật
Tải mẫu Giấy đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu, mẫu chữ ký của đơn vị giao dịch tại Kho bạc nhà nước ở đâu?
Pháp luật
Kho bạc nhà nước tuyển dụng năm 2024 với chỉ tiêu là bao nhiêu? Kế hoạch tuyển dụng công chức Kho bạc nhà nước năm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Phiếu đăng ký dự tuyển công chức Kho bạc Nhà nước mới nhất hiện nay là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền?
Pháp luật
Cam kết chi ngân sách nhà nước thông qua Kho bạc Nhà nước được kiểm soát dựa trên nguyên tắc và thủ tục nào?
Pháp luật
Kế toán trưởng nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Trách nhiệm của kế toán trưởng nghiệp vụ là gì?
Pháp luật
Cổng TTĐT Kho bạc Nhà nước là gì? Đây có phải điểm truy cập duy nhất của Kho bạc Nhà nước trên môi trường mạng?
Pháp luật
Khoản chi mua thuốc, vật tư y tế của đơn vị sử dụng ngân sách được Kho bạc Nhà nước được kiểm soát ra sao?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào