Việc quản lý chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Cho tôi hỏi việc quản lý chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? Câu hỏi của chị Kim Chi ở Hà Giang.

Việc quản lý chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 05/2017/TT-BTC quy định về nguyên tắc quản lý chi phí cưỡng chế như sau:

Nguyên tắc quản lý chi phí cưỡng chế
1. Đối tượng bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho hoạt động cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP.
2. Đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp toàn bộ chi phí cưỡng chế cho cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế theo quy định của Thông tư này.
3. Đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện nộp hoặc nộp chưa đủ chi phí hoặc nộp chậm thời hạn theo thông báo của cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền ban hành tiếp quyết định cưỡng chế để thu hồi chi phí cưỡng chế bằng các biện pháp quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Theo Điều 41 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về thanh toán chi phí cưỡng chế như sau:

Thanh toán chi phí cưỡng chế
Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho các hoạt động cưỡng chế. Nếu cá nhân, tổ chức không tự nguyện hoàn trả hoặc hoàn trả chưa đủ chi phí cưỡng chế thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có thể ra quyết định cưỡng chế bằng các biện pháp quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó, đối tượng bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho hoạt động cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 41 nêu trên. Đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp toàn bộ chi phí cưỡng chế cho cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế.

Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

(Hình từ Internet)

Chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gồm những chi phí nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 05/2017/TT-BTC quy định về việc xác định chi phí cưỡng chế như sau:

Nội dung và mức chi chi phí cưỡng chế
1. Việc xác định chi phí cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP, bao gồm các chi phí sau:
a) Chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế: chi phí bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế;
b) Chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản;
c) Chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản kê biên;
d) Chi phí thù lao cho các chuyên gia tham gia định giá để tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật;
đ) Chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản:
- Chi phí bán đấu giá theo quy định của pháp luật trong trường hợp người ra quyết định cưỡng chế ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản bị kê biên để bán đấu giá;
- Tiền thuê địa điểm, phương tiện phục vụ tổ chức bán đấu giá, niêm yết, công khai việc bán đấu giá trường hợp thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản.
e) Chi phí thực tế khác liên quan đến thực hiện cưỡng chế (nếu có).
...

Theo đó, chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gồm chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế: chi phí bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế.

Đồng thời cũng bao gồm chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản; chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản kê biên; chi phí thù lao cho các chuyên gia tham gia định giá để tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật.

Và chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản và chi phí thực tế khác liên quan đến thực hiện cưỡng chế (nếu có).

Mức chi đối với các chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 05/2017/TT-BTC về mức chi chi phí cưỡng chế như sau:

Nội dung và mức chi chi phí cưỡng chế
...
2. Mức chi:
a) Chi bồi dưỡng cho những người được huy động trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế:
- Cán bộ, công chức của cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế được huy động thực hiện cưỡng chế, lực lượng công an, dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương trực tiếp tham gia cưỡng chế: người chủ trì mức 150.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế, đối tượng khác mức 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.
- Đại diện tổ dân phố, trưởng thôn và các đối tượng khác được người ra quyết định cưỡng chế huy động tham gia cưỡng chế: 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.
b) Các chi phí quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 1 Điều này được thực hiện căn cứ vào hợp đồng, thanh lý hợp đồng, biên bản bàn giao tài sản kê biên (đối với chi phí bảo quản tài sản kê biên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này), hóa đơn, chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành, phù hợp với giá cả trên địa bàn trong cùng thời kỳ và được người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt.

Như vậy, chi bồi dưỡng cho những người được huy động trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế.

Các chi phí quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 4 được thực hiện căn cứ vào hợp đồng, thanh lý hợp đồng, biên bản bàn giao tài sản kê biên, hóa đơn, chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành, phù hợp với giá cả trên địa bàn trong cùng thời kỳ và được người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Trần Thị Tuyết Vân

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời gian bao lâu? Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính bao gồm những gì?
Pháp luật
Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả có áp dụng Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Thời hạn ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày? Người ra quyết định xử phạt hành chính có phải gửi quyết định xử phạt đến người vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới nhất như thế nào? Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải dựa trên nguyên tắc nào?
Pháp luật
Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có tính cả thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ hay không?
Pháp luật
Cố tình không nhận quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì có được coi là quyết định đã được giao?
Pháp luật
Dự trù kinh phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được lập dựa trên căn cứ nào?
Pháp luật
Không chấp nhận việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì chi phí cho việc cưỡng chế do ai chi trả?
Pháp luật
Mẫu mới nhất Quyết định hủy bỏ một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Mẫu mới nhất Quyết định tạm đình chỉ/chấm dứt tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào