Việc quản lý giá cước dịch vụ viễn thông được thực hiện bằng những hình thức nào? Miễn giảm giá cước công ích được thực hiện như thế nào?
Việc quản lý giá cước dịch vụ viễn thông được thực hiện bằng những hình thức nào?
Theo khoản 1 Điều 38 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định về hình thức quản lý giá cước như sau:
Quản lý giá cước dịch vụ viễn thông
1. Hình thức quản lý giá cước
a) Quyết định giá cước: Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành giá cước, khung giá cước dịch vụ viễn thông công ích, giá cước kết nối;
b) Đăng ký giá cước: Doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường trước khi ban hành và áp dụng giá cước dịch vụ viễn thông thống lĩnh thị trường có trách nhiệm đăng ký giá cước với cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông;
c) Thông báo giá cước: Doanh nghiệp viễn thông tự quy định giá cước dịch vụ viễn thông ngoài giá cước nêu trên tại các điểm a, b Khoản này và có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.
...
Theo quy định trên, việc quản lý giá cước dịch vụ viễn thông được thực hiện bằng hình thức quyết định giá cước; đăng ký giá cước và thông báo giá cước được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 38 nêu trên.
Dịch vụ viễn thông (Hình từ Internet)
Miễn giảm giá cước công ích được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 38 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định về thực hiện việc miễn giảm giá cước công ích như sau:
Quản lý giá cước dịch vụ viễn thông
...
2. Việc miễn giảm giá cước công ích được thực hiện như sau:
a) Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm xây dựng và trình Bộ Thông tin và Truyền thông phương án miễn giảm giá cước phục vụ nhiệm vụ viễn thông công ích;
b) Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định phương án miễn giảm giá cước phục vụ nhiệm vụ viễn thông công ích sau khi thống nhất với Bộ Tài chính;
c) Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bù đắp cho doanh nghiệp viễn thông thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích theo phương án miễn giảm giá cước đã được quyết định tại Điểm b Khoản này.
...
Theo quy định trên, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm xây dựng và trình Bộ Thông tin và Truyền thông phương án miễn giảm giá cước phục vụ nhiệm vụ viễn thông công ích.
Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định phương án miễn giảm giá cước phục vụ nhiệm vụ viễn thông công ích sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.
Và Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bù đắp cho doanh nghiệp viễn thông thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích theo phương án miễn giảm giá cước đã được quyết định.
Việc kiểm soát, bình ổn giá cước dịch vụ viễn thông được thực hiện trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 38 Nghị định 25/2011/NĐ-CP về quản lý giá cước dịch vụ viễn thông như sau:
Quản lý giá cước dịch vụ viễn thông
...
5. Trong trường hợp giá cước dịch vụ viễn thông tăng hoặc giảm không hợp lý so với giá thành, tăng hoặc giảm bất bình thường so với giá cước trung bình gây mất ổn định thị trường viễn thông, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, của doanh nghiệp viễn thông khác và của Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm thực hiện hoặc chỉ đạo cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông thực hiện các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá cước viễn thông sau đây:
a) Quy định giá cước tối đa, giá cước tối thiểu, khung giá cước dịch vụ viễn thông;
b) Kiểm soát các yếu tố hình thức giá cước dịch vụ viễn thông;
c) Công khai thông tin về giá cước;
d) Quy định cơ chế quản lý giá cước viễn thông theo từng thời kỳ;
đ) Quyết định đình chỉ thực hiện mức giá cước dịch vụ viễn thông không hợp lý do doanh nghiệp viễn thông đã quyết định;
e) Quyết định tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý giá cước dịch vụ viễn thông.
Như vậy, việc kiểm soát, bình ổn giá cước dịch vụ viễn thông được thực hiện trong trường hợp giá cước dịch vụ viễn thông tăng hoặc giảm không hợp lý so với giá thành, tăng hoặc giảm bất bình thường so với giá cước trung bình gây mất ổn định thị trường viễn thông, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, của doanh nghiệp viễn thông khác và của Nhà nước.
Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm thực hiện hoặc chỉ đạo cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông thực hiện các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá cước viễn thông được quy định tại khoản 5 Điều 38 nêu trên.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dịch vụ viễn thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?