Việc quản lý hồ sơ kiến nghị khởi tố hình sự tạm đình chỉ của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện từ khi nào?
- Việc quản lý hồ sơ kiến nghị khởi tố hình sự tạm đình chỉ của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện từ khi nào?
- Khi quản lý hồ sơ kiến nghị khởi tố hình sự tạm đình chỉ cần tuân theo những nguyên tắc gì?
- Kiểm tra viên được phân công quản lý hồ sơ kiến nghị khởi tố hình sự tạm đình chỉ có những trách nhiệm gì theo quy định?
Việc quản lý hồ sơ kiến nghị khởi tố hình sự tạm đình chỉ của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện từ khi nào?
Theo khoản 1 Điều 1 Quy định về việc quản lý hồ sơ tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tạm đình chỉ và hồ sơ vụ án hình sự tạm đình chỉ của Viện kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 46/QĐ-VKSTC năm 2019 thì hồ sơ kiến nghị khởi tố tạm đình chỉ là một trong những hồ sơ vụ việc tạm đình chỉ của Viện kiểm sát nhân dân.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 46/QĐ-VKSTC năm 2019 thì hồ sơ kiến nghị khởi tố tạm đình chỉ quản lý tại Viện kiểm sát là hồ sơ kiểm sát việc giải quyết kiến nghị khởi tố đã được Cơ quan điều tra hoặc cơ quan được được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tạm đình chỉ giải quyết.
Hồ sơ giải quyết kiến nghị khởi tố do Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Quy định về việc quản lý hồ sơ tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tạm đình chỉ và hồ sơ vụ án hình sự tạm đình chỉ của Viện kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 46/QĐ-VKSTC năm 2019 về phạm vi quản lý hồ sơ như sau:
Phạm vi quản lý hồ sơ
1. Việc quản lý hồ sơ vụ việc tạm đình chỉ được thực hiện từ khi có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát đến khi có quyết định phục hồi giải quyết.
...
Theo quy định trên, việc quản lý hồ sơ kiến nghị khởi tố hình sự tạm đình chỉ được thực hiện từ khi có quyết định kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát đến khi có quyết định phục hồi giải quyết.
Hồ sơ kiến nghị khởi tố hình sự tạm đình chỉ (Hình từ Internet)
Khi quản lý hồ sơ kiến nghị khởi tố hình sự tạm đình chỉ cần tuân theo những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 4 Quy định về việc quản lý hồ sơ tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tạm đình chỉ và hồ sơ vụ án hình sự tạm đình chỉ của Viện kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 46/QĐ-VKSTC năm 2019 về nguyên tắc quản lý.
Như vậy, quản lý hồ sơ kiến nghị khởi tố hình sự tạm đình chỉ trong ngành Kiểm sát nhân dân phải bảo đảm các nguyên tắc chung của hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đồng thời, phải bảo đảm bí mật theo quy định của pháp luật và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Việc quản lý hồ sơ kiến nghị khởi tố hình sự tạm đình chỉ phải bảo đảm tập trung, thống nhất, khoa học, đầy đủ, chặt chẽ, kịp thời, không bị hư hỏng, thất lạc, thuận lợi cho công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tạm đình chỉ giải quyết tố giác về tội phạm.
Chế độ thông tin, báo cáo đối với vụ việc tạm đình chỉ phải chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp.
Kiểm tra viên được phân công quản lý hồ sơ kiến nghị khởi tố hình sự tạm đình chỉ có những trách nhiệm gì theo quy định?
Căn cứ theo Điều 8 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 46/QĐ-VKSTC năm 2019 về trách nhiệm của đơn vị, bộ phận quản lý hồ sơ vụ việc, vụ án tạm đình chỉ như sau:
Trách nhiệm của đơn vị, bộ phận quản lý hồ sơ vụ việc, vụ án tạm đình chỉ
Đơn vị, bộ phận và Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được phân công quản lý hồ sơ vụ việc, vụ án tạm đình chỉ có trách nhiệm:
1. Nhận hồ sơ vụ việc, vụ án tạm đình chỉ; tiếp nhận tài liệu, chứng cứ để bổ sung vào hồ sơ vụ việc, vụ án tạm đình chỉ do đơn vị, bộ phận có hồ sơ vụ việc, vụ án tạm đình chỉ giao theo quy định pháp luật và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Mở sổ theo dõi đầy đủ, chặt chẽ hồ sơ vụ việc, vụ án tạm đình chỉ trong cơ quan, đơn vị, bộ phận; chấp hành nghiêm chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Quản lý hồ sơ vụ việc, vụ án tạm đình chỉ; báo cáo số liệu vụ việc, vụ án tạm đình chỉ theo yêu cầu của lãnh đạo cơ quan, đơn vị; giao hồ sơ tạm đình chỉ cho đơn vị, bộ phận thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết vụ việc, vụ án tạm đình chỉ theo khoản 4 và khoản 5 Điều 7 Quy định này.
4. Định kỳ (hằng tháng, 03 tháng, 06 tháng, 01 năm) kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, cá nhân được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tạm đình chỉ vụ việc, vụ án thực hiện quy định tại khoản 3, Điều 39 Quy chế số 03 và khoản 3, Điều 15 Quy chế số 169.
5. Quản lý, lưu giữ hồ sơ vụ việc, vụ án tạm đình chỉ theo từng năm công tác, không để mất hoặc thất lạc; chịu trách nhiệm về tính bảo mật và số bút lục có trong hồ sơ theo biên bản giao nhận.
6. Việc giao nhận hồ sơ được thực hiện theo quy định tại Khoản 7, Điều 7 Quy định này.
Như vậy, Kiểm tra viên được phân công quản lý hồ sơ kiến nghị khởi tố hình sự tạm đình chỉ có những trách nhiệm theo quy định cụ thể trên.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khởi tố vụ án hình sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?