Việc quản lý, khai thác tủ sách pháp luật trong Bộ Quốc phòng cần tuân theo những nguyên tắc nào? Những ai có trách nhiệm quản lý tủ sách pháp luật trong Bộ Quốc phòng?
- Việc quản lý, khai thác tủ sách pháp luật trong Bộ Quốc phòng cần tuân theo những nguyên tắc nào?
- Những ai có trách nhiệm quản lý và quyết định thời gian phục vụ tủ sách pháp luật trong Bộ Quốc phòng?
- Chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị các cấp có trách nhiệm gì trong việc quản lý, khai thác tủ sách pháp luật?
Việc quản lý, khai thác tủ sách pháp luật trong Bộ Quốc phòng cần tuân theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định như sau:
Nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật
1. Xây dựng tủ sách pháp luật phải thiết thực, Tiết kiệm và hiệu quả. Các loại sách, báo, tài liệu trong tủ sách pháp luật phù hợp với tính chất, chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, đơn vị và đối tượng phục vụ.
2. Nội dung, hình thức phong phú, phù hợp với nhu cầu áp dụng, nghiên cứu, học tập, tìm hiểu của quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng.
3. Quản lý, khai thác có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí; thường xuyên cập nhật, bổ sung sách, báo, tài liệu cho tủ sách.
4. Xây dựng ý thức văn hóa đọc, tự nghiên cứu, tự học tập của quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong cơ quan, đơn vị.
Theo đó, việc quản lý, khai thác tủ sách pháp luật phải có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí. Đồng thời, thường xuyên cập nhật, bổ sung sách, báo, tài liệu cho tủ sách.
Xây dựng ý thức văn hóa đọc, tự nghiên cứu, tự học tập của quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong cơ quan, đơn vị.
Quản lý, khai thác tủ sách pháp luật trong Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Những ai có trách nhiệm quản lý và quyết định thời gian phục vụ tủ sách pháp luật trong Bộ Quốc phòng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định về quản lý tủ sách pháp luật như sau:
Quản lý tủ sách pháp luật
1. Chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị quản lý, chỉ đạo về tổ chức, hoạt động của tủ sách pháp luật cấp mình.
2. Cơ quan chính trị có trách nhiệm xây dựng hoặc chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng quy chế hoạt động của tủ sách pháp luật trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị ký ban hành; niêm yết tại địa Điểm đặt tủ sách pháp luật.
...
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định về khai thác tủ sách pháp luật như sau:
Khai thác tủ sách pháp luật
1. Tủ sách pháp luật phục vụ người đọc hàng ngày vào giờ làm việc. Trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định thời gian phục vụ của tủ sách pháp luật để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong cơ quan, đơn vị.
...
Theo đó, Chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị quản lý, chỉ đạo về tổ chức, hoạt động của tủ sách pháp luật cấp mình.
Tủ sách pháp luật phục vụ người đọc hàng ngày vào giờ làm việc. Trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định thời gian phục vụ của tủ sách pháp luật để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong cơ quan, đơn vị.
Chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị các cấp có trách nhiệm gì trong việc quản lý, khai thác tủ sách pháp luật?
Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 23 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định về trách nhiệm xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật như sau:
Trách nhiệm xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật
...
3. Chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy cơ quan, đơn vị các cấp có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật tại cơ quan, đơn vị mình;
b) Tổ chức huy động sách, báo, tài liệu pháp luật sẵn có trong quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân ngoài cơ quan, đơn vị để xây dựng, bổ sung cho tủ sách pháp luật;
c) Thực hiện các biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác tủ sách pháp luật.
4. Cơ quan chính trị các cấp có trách nhiệm:
a) Trực tiếp tổ chức thực hiện xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật tại cơ quan, đơn vị cấp mình; hướng dẫn xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật đối với cơ quan, đơn vị thuộc quyền;
b) Thực hiện chế độ kiểm kê định kỳ, sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động của tủ sách pháp luật báo cáo thủ trưởng cơ quan, đơn vị và Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp mình; xét, lập danh sách đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật.
...
Chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị các cấp có trách nhiệm trong việc quản lý, khai thác tủ sách pháp luật theo quy định cụ thể trên.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tủ sách pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?