Việc sản xuất bánh dẻo cần đáp ứng yêu cầu gì về kỹ thuật và về vệ sinh an toàn thực phẩm? Có thể sử dụng phụ gia thực phẩm trong quá trình sản xuất bánh dẻo hay không?

Theo quy định hiện nay, việc sản xuất bánh dẻo được quy định cụ thể thông qua Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12941:2020. Theo đó, quá trình sản xuất cần đáp ứng yêu cầu gì về kỹ thuật và về vệ sinh an toàn thực phẩm? Có thể sử dụng phụ gia thực phẩm trong quá trình sản xuất bánh dẻo hay không?

Bánh dẻo theo quy định tại TCVN 12941:2020 được xác định như thế nào?

Căn cứ quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12941:2020 về Bánh dẻo có quy định cụ thể như sau:

"3.1
Bánh dẻo (sticky rice mooncake)
Bánh có lớp vỏ được làm từ bột gạo nếp đã làm chín, có thể bổ sung bột ngũ cốc khác, có bổ sung đường, không có nhân hoặc có nhân là các sản phẩm thực vật, sản phẩm động vật và/hoặc nguyên liệu khác, có thể bổ sung hương liệu và phụ gia thực phẩm, được định hình với các hình dạng khác nhau và không qua nướng chín."

Như vậy, bánh nếu đáp ứng được đầy đủ những điều kiện nói trên thì được xem là bánh dẻo theo quy định của pháp luật tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12941:2020 về Bánh dẻo.

Việc sản xuất bánh dẻo cần đáp ứng những yêu cầu cụ thể nào?

Việc sản xuất bánh dẻo cần đáp ứng những yêu cầu cụ thể nào?

Việc sản xuất bánh dẻo cần đáp ứng những yêu cầu cụ thể nào? (Hình từ Internet)

Theo quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12941:2020 về Bánh dẻo, yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng khi sản xuất bánh dẻo được quy định cụ thể như sau:

"4 Yêu cầu kỹ thuật
4.1 Thành phần nguyên liệu
a) Bột gạo nếp và bột ngũ cốc khác: đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn để dùng làm thực phẩm.
a) Đường: đáp ứng quy định trong TCVN 6958 hoặc TCVN 7968 (CODEX STAN 212).
c) Dầu ăn: đáp ứng quy định trong TCVN 7597, TCVN 12107, TCVN 6312 (CODEX STAN 33) hoặc TCVN 13020.
d) Các nguyên liệu khác có thể bao gồm nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật (mỡ lợn, các sản phẩm thịt, sản phẩm thủy sản, sản phẩm trứng, sữa và sản phẩm sữa v.v...), nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật (hạt đậu, hạt sen, hạt dưa, khoai môn, bột trà xanh, các loại mứt v.v...) và nguyên liệu khác (muối, rượu trắng, rượu mùi v.v...): đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn để dùng làm thực phẩm.
4.2 Yêu cầu cảm quan
Yêu cầu cảm quan đối với bánh dẻo được quy định trong Bảng 1."

Bảng 1 - Yêu cầu cảm quan

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Hình thái

Vỏ bánh mềm, dẻo; nhân bánh (nếu có) là nhân cứng hoặc nhân nhuyễn

2. Màu sắc

Đặc trưng cho sản phẩm

3. Mùi

Đặc trưng cho sản phẩm, không có mùi lạ

4. Vị

Đặc trưng cho sản phẩm, không có vị lạ

5. Tạp chất

Không có tạp chất nhìn thấy bằng mắt thường

4.3 Yêu cầu về lý-hóa
Yêu cầu về lý-hóa đối với bánh dẻo được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Yêu cầu về các chỉ tiêu lý-hóa

Chỉ tiêu

Mức

1. Hoạt độ nước, không lớn hơn

0,87

2. Trị số peroxit đối với bánh dẻo có nhân, biểu thị theo mili đương lượng oxy hoạt động có trong phần chất béo chiết từ bánh, meq/kg, không lớn hơn

20a)

3. Trị số axit đối với bánh dẻo có nhân, biểu thị theo khối lượng kali hydroxit (KOH) trung hòa lượng axit trong phần chất béo chiết từ bánh, mg/g, không lớn hơn

5

4. Hàm lượng tro không tan trong axit clohydric 10 %, g/100 g, không lớn hơn

0,1

a) Đối với oxy hoạt động, 20 meq/kg tương đương với 10 mmol/kg hoặc 16 mg/100 g.


Có thể sử dụng phụ gia thực phẩm trong quá trình sản xuất bánh dẻo hay không?

Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12941:2020 về Bánh dẻo, phụ gia thực phẩm được quy định cụ thể như sau:

"5 Phụ gia thực phẩm
Chỉ sử dụng các chất phụ gia thực phẩm với mức sử dụng tối đa theo quy định hiện hành [3]."

Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 8 Thông tư 24/2019/TT-BYT có quy định về nguyên tắc xác định mức sử dụng tối đa phụ gia thực phẩm nói chung và mức sử dụng phụ gia thực phẩm đối với bánh dẻo nói riêng như sau:

"Điều 8. Nguyên tắc xác định mức sử dụng tối đa phụ gia thực phẩm theo Thực hành sản xuất tốt (GMP)
1. Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm sử dụng để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn.
2. Lượng phụ gia thực phẩm được sử dụng trong quá trình sản xuất phải bảo đảm không làm thay đổi bản chất của thực phẩm hay công nghệ sản xuất thực phẩm.
3. Phụ gia thực phẩm phải bảo đảm chất lượng, an toàn dùng cho thực phẩm và được chế biến, vận chuyển như đối với nguyên liệu thực phẩm."

Yêu cầu về an toàn thực phẩm cần đáp ứng đối với quá trình sản xuất bánh dẻo là gì?

Căn cứ Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12941:2020 về Bánh dẻo, yêu cầu về an toàn thực phẩm đối với việc sản xuất bánh dẻo theo quy định của pháp luật hiện hành cụ thể như sau:

"6 Yêu cầu về an toàn thực phẩm
6.1 Giới hạn tối đa kim loại nặng
Hàm lượng chì, mg/kg: không lớn hơn 0,5.
6.2 Giới hạn tối đa độc tố vi nấm, theo quy định hiện hành[5].
6.3 Giới hạn vi sinh vật
Sản phẩm phải tuân thủ các giới hạn vi sinh vật quy định trong Bảng 3."

Bảng 3 - Giới hạn vi sinh vật


Chỉ tiêu

Kế hoạch lấy mẫu

Mức giới hạn



n a)

c b)

m c)

M d)


I. Đối với bánh dẻo có chứa sản phẩm động vật (sản phẩm thịt, sản phẩm trứng, sản phẩm thủy sản và/hoặc sữa và sản phẩm sữa v.v...)





1. Tổng vi sinh vật hiếu khí, cfu/g

5

2

5 x 105

5 x 106

2. E. coli, cfu/g

5

2

20

102

3. Staphylococci có phản ứng dương tính coagulase, cfu/g

5

2

20

102

4. Salmonella /25 g

5

0

Không phát hiện


5. Nấm mốc, số bào tử/g

Không quy định

150



II. Đối với bánh dẻo không chứa sản phẩm động vật





1. Tổng vi sinh vật hiếu khí, cfu/g

5

2

104

105

2. E. coli, cfu/g

5

2

20

102

3. Staphylococci có phản ứng dương tính coagulase, cfu/g

5

2

20

102

4. Nấm mốc, số bào tử/g

Không quy định

150



a) n là số mẫu cần lấy từ lô hàng để thử nghiệm.

b) c là số mẫu tối đa cho phép trong n mẫu có kết quả thử nghiệm nằm giữa mM.

c) m là giới hạn dưới.

d) M là giới hạn trên. Trong số n mẫu thử nghiệm, không được có mẫu nào cho kết quả vượt quá giá trị M.





Như vậy, pháp luật hiện hành thông qua Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12941:2020 về Bánh dẻo đã có những quy định cụ thể về yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu về an toàn thực phẩm đối với việc sản xuất bánh dẻo cụ thể như trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phụ gia thực phẩm

Trần Hồng Oanh

Phụ gia thực phẩm
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phụ gia thực phẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phụ gia thực phẩm
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cá nhân sản xuất phụ gia thực phẩm phải nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đến cơ quan nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12099:2017 về Phụ gia thực phẩm - Gelatin như thế nào? Gelatin được hiểu ra sao?
Pháp luật
Quy chuẩn quốc gia QCVN 4-9:2010/BYT yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với calci citrat?
Pháp luật
Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận gì? Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có những nội dung nào?
Pháp luật
Quảng cáo phụ gia thực phẩm phải có các nội dung nào? Việc quảng cáo phụ gia thực phẩm được thực hiện khi nào?
Pháp luật
Người kinh doanh phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới phải đăng ký bản công bố sản phẩm tại cơ quan nào?
Pháp luật
Chất bảo quản có phải là phụ gia thực phẩm không? Việc san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm được thực hiện trong trường hợp nào?
Pháp luật
Phụ gia thực phẩm là gì? Tổ chức sử dụng phụ gia thực phẩm nhiễm kim loại nặng vượt mức cho phép thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hương liệu dùng trong thực phẩm được sửa đổi, bổ sung như thế nào theo quy định mới tại Thông tư 17/2023/TT-BYT?
Pháp luật
Phụ gia thực phẩm có phải ghi nhãn phụ không? Việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong thực phẩm phải đảm bảo yêu cầu nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào