Việc sống độc lập của người khuyết tật là gì? Quyền được số độc lập là một trong những quyền của người khuyết tật đúng không?
Việc sống độc lập của người khuyết tật được hiểu như thế nào?
Định nghĩa sống độc lập được quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:
Sống độc lập là việc người khuyết tật được tự chủ quyết định những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của chính bản thân.
Theo quy định của pháp luật thì sống độc lập là việc người khuyết tật tự quyết định những vấn đề của cuộc sống có liên quan đến bản thân của mình mà không phụ thuộc vào quyết định của người khác.
Việc sống độc lập của người khuyết tật được hiểu như thế nào? (Hình từ internet)
Quyền được số độc lập là một trong những quyền của người khuyết tật đúng không?
Người khuyết tật có được bảo đảm quyền được sống độc lập được quy định tại Điều 4 Luật Người khuyết tật 2010, cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật:
1. Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:
a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật thì người khuyết tật có những quyền sau:
- Được tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội;
- Có quyền sống độc lập, hòa nhập với cộng đồng;
- Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho xã hội;
- Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng;
- Được tham gia học văn hóa, học nghề, trợ giúp pháp lý;
- Tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch;
- Tiếp cận các dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật
Như vậy, theo quy định của pháp luật về những quyền của người khuyết tật thì quyền sống độc lập, hòa nhập với cộng đồng là một trong những quyền được bảo đảm của người khuyết tật.
Việc sống độc lập hòa nhập với cộng đồng có phải là một trong những chính sách của nhà nước về người khuyết tật?
Chính sách của nhà nước về việc sống độc lập hòa nhập với cộng động của người khuyết tật được quy định tại Điều 5 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:
Chính sách của Nhà nước về người khuyết tật
1. Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật.
2. Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.
3. Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.
4. Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
5. Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.
6. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật.
7. Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật.
8. Tạo điều kiện để tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động.
9. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật.
10. Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định của pháp luật thì chính sách của nhà nước về người khuyết tật bao gồm các chính sách sau:
- Ngân sách được nhà nước bố trí để thực hiện chính sách cho người khuyết tật theo hằng năm;
- Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật;
- Bảo trợ xã hội;
- Trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông;
- Ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi;
- Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội;
- Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng;
- Khắc phục những vấn đề khó khăn, tạo điều kiện cho người khuyết tật sống độc lập và hòa nhập cộng đồng;
- Người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật luôn được đào tạo, bồi dưỡng;
- Tăng cường khuyến khích các hoạt động trợ giúp người khuyết tật;
- Tạo điều kiện để thành lập các tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động;
- Việc trợ giúp người khuyết tật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ được khen thưởng;
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về người khuyết tật sẽ bị xử lý nghiêm;
Như vậy, theo quy định của pháp luật về những chính sách của nhà nước về người khuyết tật có chính sách khắc phục những vấn đề khó khăn, tạo điều kiện cho người khuyết tật sống độc lập và hòa nhập với cộng đồng
Trần Xuân Hùng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người khuyết tật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh trường trung cấp có kết quả học tập loại khá được cấp học bổng khuyến khích học tập không?
- Hãng hàng không Việt Nam đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ thì cần những giấy tờ gì?
- Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Dự án đầu tư xây dựng mới cảng hàng không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nào?
- Lịch tháng 1 năm 2025 Âm và Dương chi tiết như thế nào? Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày bao nhiêu tháng 1/2025?