Việc tạm giữ con dấu của pháp nhân thương mại sẽ được thực hiện khi nào? Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ con dấu của pháp nhân thương mại?
Việc tạm giữ con dấu của pháp nhân thương mại sẽ được thực hiện khi nào?
Căn cứ Điều 36 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 36. Trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu
1. Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại có thể được áp dụng trong trường hợp thi hành cưỡng chế chấp hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Chỉ tạm giữ những tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử liên quan đến lĩnh vực hoạt động của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại được áp dụng trong trường hợp thi hành cưỡng chế chấp hành hình phạt đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động."
Theo đó, con dấu của pháp nhân thương mại có thể bị tạm giữ khi thi hành cưỡng chế chấp hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, nếu pháp nhân thương mại thuộc các trường hợp trên có thể sẽ bị tạm giữ con dấu hoặc thu hồi con dấu.
Tạm giữ con dấu (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ con dấu của pháp nhân thương mại?
Theo Điều 37 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 37. Ra Quyết định và gửi Quyết định tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra Quyết định tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.
2. Quyết định tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại bao gồm những nội dung cơ bản sau: số quyết định; ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị của người ra quyết định; tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp, mã số thuế của pháp nhân thương mại; tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử bị tạm giữ, con dấu của pháp nhân thương mại bị tạm giữ hoặc thu hồi; địa điểm tạm giữ hoặc thu hồi; chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
3. Việc gửi, thông báo về Quyết định tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định này."
Như vậy, trường hợp của bạn trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra Quyết định tạm giữ con dấu của pháp nhân thương mại.
Khi nào chấm dứt việc tạm giữ con dấu của pháp nhân thương mại?
Căn cứ Điều 39 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 39. Chấm dứt tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày pháp nhân thương mại chấp hành xong bản án, quyết định của tòa án, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền đã ra Quyết định tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại phải chấm dứt tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu. Việc chấm dứt tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu phải bằng Quyết định của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
2. Quyết định chấm dứt tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu phải được gửi cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại và pháp nhân thương mại có tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu bị tạm giữ. Việc mở niêm phong thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định này.
3. Sau khi ra Quyết định chấm dứt tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền có trách nhiệm bàn giao tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại đã bị tạm giữ.
4. Quyết định chấm dứt tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu còn được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 6 Nghị định này."
Như vậy, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày pháp nhân thương mại chấp hành xong bản án, có quyết định của tòa án thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền đã ra Quyết định tạm giữ con dấu của pháp nhân thương mại đồng thời có thẩm quyền chấm dứt việc tạm giữ con dấu và bàn giao con dấu đã bị tạm giữ lại cho pháp nhân.
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Pháp nhân thương mại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?