Việc thành lập Chi hội Luật gia trực thuộc Hội Luật gia cấp tỉnh do ai quyết định? Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Chi hội Luật gia là cơ quan nào?
Việc thành lập Chi hội Luật gia trực thuộc Hội Luật gia cấp tỉnh do ai quyết định?
Cơ quan quyết định thành lập Chi hội Luật gia trực thuộc Hội Luật gia cấp tỉnh theo Điều 12 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:
Tổ chức của Hội Luật gia Việt Nam
1. Hội Luật gia Việt Nam là tổ chức thống nhất trong phạm vi cả nước bao gồm:
a) Hội Luật gia Việt Nam;
b) Hội Luật gia tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Hội Luật gia cấp tỉnh);
c) Hội Luật gia huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Hội Luật gia cấp huyện);
d) Chi hội Luật gia trực thuộc.
2. Việc thành lập Hội Luật gia cấp tỉnh, cấp huyện do cấp có thẩm quyền ra quyết định cho phép thành lập theo quy định của pháp luật.
3. Việc thành lập các Chi hội Luật gia trực thuộc Trung ương Hội do Ban Thường vụ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam quyết định.
4. Việc thành lập Chi hội Luật gia trực thuộc Hội Luật gia cấp tỉnh, cấp huyện do Ban Thường vụ Hội Luật gia cùng cấp quyết định.
5. Việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các tổ chức của Hội thực hiện theo quy định của pháp luật, Điều lệ này.
Theo đó, Chi hội Luật gia trực thuộc là một trong những tổ chức của Hội Luật gia Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc thành lập Chi hội Luật gia trực thuộc Hội Luật gia cấp tỉnh do Ban Thường vụ Hội Luật gia cấp tỉnh quyết định.
Chi hội Luật gia trực thuộc Hội Luật gia cấp tỉnh (Hình từ Internet)
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Chi hội Luật gia trực thuộc Hội Luật gia cấp tỉnh là cơ quan nào?
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Chi hội Luật gia trực thuộc Hội Luật gia cấp tỉnh theo Điều 21 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 quy định cụ thể:
Đại hội Hội Luật gia cấp tỉnh, Hội Luật gia cấp huyện, Chi hội Luật gia trực thuộc
1. Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Luật gia cấp tỉnh, Hội Luật gia cấp huyện, Chi hội Luật gia trực thuộc; do Ban Chấp hành cùng cấp triệu tập theo nhiệm kỳ 5 năm.
Đại hội có thể được tổ chức bất thường khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên đề nghị.
Đại hội được tổ chức hợp lệ khi có trên 2/3 (hai phần ba) số đại biểu được triệu tập có mặt.
2. Đại hội có nhiệm vụ sau đây:
a) Thảo luận báo cáo của Ban Chấp hành về kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua và quyết định phương hướng hoạt động của Hội, Chi hội Luật gia trực thuộc nhiệm kỳ tới;
b) Thảo luận, góp ý kiến vào báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành;
c) Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra với số lượng ủy viên do Đại hội quyết định;
d) Thông qua Nghị quyết Đại hội;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Hội.
3. Nghị quyết của Đại hội phải được quá 1/2 (một phần hai) số đại biểu được triệu tập có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
Theo đó, Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Chi hội Luật gia trực thuộc Hội Luật gia cấp tỉnh; do Ban Chấp hành cùng cấp triệu tập theo nhiệm kỳ 5 năm.
Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc có những nhiệm vụ, quyền hạn tại Điều 28 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 quy định cụ thể:
- Báo cáo kết quả Đại hội, kết quả bầu, miễn nhiệm Ban Chấp hành, Chi hội trưởng, Chi hội phó với Hội Luật gia cấp trên trực tiếp; lãnh đạo hội viên thực hiện Nghị quyết, Quyết định của Ban Chấp hành Hội cấp trên và Nghị quyết Đại hội Chi hội, thực hiện các nhiệm vụ và quyền của hội viên theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Điều lệ này;
- Bầu, miễn nhiệm, đề nghị bãi nhiệm Chi hội trưởng, Chi hội phó;
- Làm thủ tục đề nghị kết nạp hội viên, khai trừ ra khỏi Hội, thu hồi thẻ Hội viên theo quy định tại Điều 11 của Điều lệ này;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của hội viên; quan tâm, thăm hỏi, giúp đỡ hội viên;
- Đề nghị khen thưởng hội viên có thành tích; đề nghị xử lý kỷ luật đối với hội viên vi phạm pháp luật, Điều lệ Hội; xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền kết nạp hội viên, quyết định đối với hội viên xin ra khỏi Hội;
- Thu, nộp và sử dụng hội phí theo quy định;
- Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động lên Hội Luật gia cấp trên trực tiếp theo quy định.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội Luật gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Cách tính tuổi đảng viên khi không còn giữ quyết định kết nạp Đảng? Bao nhiêu tuổi đảng thì được xét tặng Huy hiệu Đảng?
- Mẫu hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới nhất là mẫu nào? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội?
- Hướng dẫn 4705 về việc tuyển dụng và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 thế nào? Hướng dẫn tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2025?
- Mẫu Biên bản làm việc với Đảng viên xin ra khỏi Đảng? Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại?