Việc thay đổi Thẩm phán là Chánh án TAND cấp cao trước khi mở phiên tòa giải quyết việc dân sự do ai quyết định?
- Việc thay đổi Thẩm phán là Chánh án TAND cấp cao trước khi mở phiên tòa giải quyết việc dân sự do ai quyết định?
- Mẫu Quyết định thay đổi Thẩm phán là Chánh án TAND cấp cao trước khi mở phiên tòa giải quyết việc dân sự hiện nay?
- Cách điền Mẫu Quyết định thay đổi Thẩm phán là Chánh án TAND cấp cao trước khi mở phiên tòa giải quyết việc dân sự chính xác?
Việc thay đổi Thẩm phán là Chánh án TAND cấp cao trước khi mở phiên tòa giải quyết việc dân sự do ai quyết định?
Theo điểm c khoản 1 Điều 56 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền quyết định việc thay đổi Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao như sau:
Quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án
1. Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án quyết định. Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định việc thay đổi như sau:
a) Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh đó quyết định;
c) Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao thì do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
2. Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số. Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thay thế người bị thay đổi. Nếu người bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký Tòa án khi giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 368 của Bộ luật này.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoãn phiên tòa, phiên họp, Chánh án Tòa án phải cử người khác thay thế.
Theo quy định việc thay đổi Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao trước khi mở phiên tòa giải quyết việc dân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
Mẫu Quyết định thay đổi Thẩm phán là Chánh án TAND cấp cao trước khi mở phiên tòa giải quyết việc dân sự hiện nay?
Theo quy định tại Danh mục 33 biểu mẫu trong giải quyết việc dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP, cụ thể:
Mẫu Quyết định thay đổi Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao trước khi mở phiên tòa giải quyết việc dân sự mới nhất hiện nay là Mẫu số 17-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP.
Dưới đây là hình ảnh mẫu Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng giải quyết việc dân sự dành cho Chánh án:
Tải Mẫu Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng giải quyết việc dân sự dành cho Chánh án: Tải về
Việc thay đổi Thẩm phán là Chánh án TAND cấp cao trước khi mở phiên tòa giải quyết việc dân sự do ai quyết định? (Hình từ Internet)
Cách điền Mẫu Quyết định thay đổi Thẩm phán là Chánh án TAND cấp cao trước khi mở phiên tòa giải quyết việc dân sự chính xác?
Căn cứ tại Mẫu số 17-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn cách điền Mẫu Quyết định thay đổi Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao trước khi mở phiên tòa giải quyết việc dân sự như sau:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm quyết định (ví dụ: Số: 01/2018/QĐ-TA).
(3) Nếu thay đổi người tiến hành tố tụng ở giai đoạn sơ thẩm thì ghi “giải quyết sơ thẩm việc dân sự”; nếu ở giai đoạn phúc thẩm thì ghi “giải quyết phúc thẩm việc dân sự”.
(4) Tùy từng trường hợp mà ghi điểm, khoản, điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng dân sự.
(5) Ghi lý do thay đổi người tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
(6) (7) Ghi họ tên Thẩm phán; trường hợp thay đổi Thư ký phiên họp thì ghi họ tên Thư ký.
(8) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(9) Nếu đương sự có người đại diện hợp pháp thì ghi họ tên người đại diện hợp pháp của đương sự.
(10) Trường hợp Chánh án ủy quyền cho Phó Chánh án ký quyết định thì ghi:
“KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN”
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thay đổi Thẩm phán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?