Việc thu gom, vận chuyển và bảo quản bom mìn vật nổ phải đảm bảo các yêu cầu gì? Tiêu hủy bom mìn vật nổ được thực hiện như thế nào?
Các loại bom mìn vật nổ nào phải tiêu hủy tại vị trí phát hiện?
Theo Mục 2.6.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2022/BQP về Rà phá bom mìn vật nổ có quy định như sau:
Các loại BMVN phải tiêu hủy tại vị trí phát hiện
2.6.1.1. Các loại bom đạn chùm được xác định là đã qua quá trình phóng, rải, bắn ném từ bom mẹ.
2.6.1.2. Các loại mìn chống người, mìn cháy, mìn khói được xác định là đã qua quá trình cài đặt, phóng, rải.
2.6.1.3. Các loại lựu đạn tay đã rút chốt an toàn, lựu đạn xoay M406 và các biến thể (đầu đạn súng M79), đạn tên lửa chống tăng, đầu đạn B40, B41 đã được bắn ra, các loại ngòi/đầu nổ rời.
Như vậy 03 loại bom mìn vật nổ phải tiêu hủy tại vị trí phát hiện bao gồm:
- Các loại bom đạn chùm được xác định là đã qua quá trình phóng, rải, bắn ném từ bom mẹ.
- Các loại mìn chống người, mìn cháy, mìn khói được xác định là đã qua quá trình cài đặt, phóng, rải.
- Các loại lựu đạn tay đã rút chốt an toàn, lựu đạn xoay M406 và các biến thể (đầu đạn súng M79), đạn tên lửa chống tăng, đầu đạn B40, B41 đã được bắn ra, các loại ngòi/đầu nổ rời.
Tiêu hủy bom mìn vật nổ (Hình từ Internet)
Việc thu gom, vận chuyển và bảo quản bom mìn vật nổ phải đảm bảo các yêu cầu gì?
Theo Mục 2.6.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2022/BQP, Mục 2.6.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2022/BQP và Mục 2.6.5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2022/BQP về Rà phá bom mìn vật nổ thì:
* Về thu gom, phân loại bom mìn vật nổ
- Khi thu gom BMVN dò tìm được vào nơi cất giữ chờ hủy phải tổ chức phân loại và xếp riêng từng chủng loại vào các khu vực khác nhau. Đối với các loại BMVN có chứa chất cháy, chất hóa học phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo quản phù hợp với từng loại.
- Số lượng các loại BMVN đã thu gom hoặc đã xử lý xong trong từng ngày phải được ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi và nhật ký thi công. BMVN dò tìm được trong ngày phải được đưa về vị trí tạm cất giữ.
- Trường hợp BMVN phát hiện được trong quá trình KS, RPBM nhưng chưa thể đào/trục vớt ngay trong ngày thì phải cắm các loại biển báo và tổ chức canh gác.
* Về vận chuyển bom mìn vật nổ
- Khi vận chuyển các loại BMVN phải tuân thủ các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và áp dụng các biện pháp phòng ngừa gây nổ, kích nổ đối với từng loại. BMVN phải được xếp vào các hòm gỗ có lớp cát lót ở bên dưới và xung quanh, lớp cát lót dày tối thiểu 0,2 m. Trường hợp vận chuyển các loại vật nổ có kích thước và trọng lượng tương đương hoặc lớn hơn bom MK81 trở lên có thể không cần dùng hòm gỗ nhưng phải sử dụng cát lót thùng xe, bao cát chèn xung quanh và chằng buộc cố định.
- Phương tiện được sử dụng để vận chuyển BMVN phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và nếu là xe cơ giới phải còn trong thời hạn kiểm định, đáy thùng xe bằng gỗ/lát gỗ và xe được kiểm tra tình trạng kỹ thuật trước khi thực hiện việc bốc xếp, vận chuyển.
* Về vị trí cất giữ, bảo quản bom mìn vật nổ
- Nơi cất giữ, bảo quản các loại BMVN phải được bố trí ở nơi xa dân, xa vị trí đóng quân, xa các kho tàng và các công trình khác; phải đảm bảo khoảng cách an toàn đối với sóng xung kích và mảnh văng đến các công trình, khu dân cư xung quanh trong trường hợp vì một nguyên nhân nào đó các loại BMVN bị kích nổ (tính trên tổng đương lượng nổ của số BMVN hiện được cất giữ). Khoảng cách an toàn theo quy định tại Phụ lục A của QCVN 11:2018/BQP hoặc theo Phụ lục 6 của QCVN 01:2019/BCT.
- Nơi cất giữ, bảo quản BMVN phải được tổ chức canh gác và bảo vệ thường xuyên.
Tiêu hủy bom mìn vật nổ được thực hiện như thế nào?
Về tiêu hủy bom mìn vật nổ thực hiện theo Mục 2.6.6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2022/BQP như sau:
Tiêu hủy BMVN
2.6.6.1. Khi tiêu hủy phải tổ chức thực hiện đúng theo quy trình công nghệ và phương án tiêu hủy được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc xuất, nhập BMVN đi hủy phải có phiếu xuất, nhập và sổ ghi chép.
2.6.6.2. Trước khi tiến hành tiêu hủy BMVN phải phổ biến kế hoạch, huấn luyện bổ sung; thông báo cho chính quyền địa phương và cơ quan quân sự cấp huyện.
2.6.6.3. Sau khi thực hiện xong việc tiêu hủy phải tổng hợp kết quả báo cáo các cơ quan chức năng có liên quan.
Theo đó:
- Khi tiêu hủy phải tổ chức thực hiện đúng theo quy trình công nghệ và phương án tiêu hủy được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc xuất, nhập bom mìn vật nổ đi hủy phải có phiếu xuất, nhập và sổ ghi chép.
- Trước khi tiến hành tiêu hủy bom mìn vật nổ phải phổ biến kế hoạch, huấn luyện bổ sung; thông báo cho chính quyền địa phương và cơ quan quân sự cấp huyện.
- Sau khi thực hiện xong việc tiêu hủy phải tổng hợp kết quả báo cáo các cơ quan chức năng có liên quan.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bom mìn vật nổ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?