Việc thực hiện giải đáp pháp luật của Bộ Giao thông vận tải trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng văn bản được quy định như thế nào?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể gửi câu hỏi yêu cầu giải đáp pháp luật bằng văn bản thuộc phạm vi hỗ trợ của Bộ giao thông vận tải đến đâu?
- Đối với câu hỏi yêu cầu giải đáp pháp luật bằng văn bản thì sẽ được trả lời bằng hình thức nào?
- Trình tự giải đáp pháp luật đối với câu hỏi và câu trả lời bằng văn bản được thực hiện như thế nào?
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể gửi câu hỏi yêu cầu giải đáp pháp luật bằng văn bản thuộc phạm vi hỗ trợ của Bộ giao thông vận tải đến đâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BGTVT năm 2021 quy định về việc hỏi và trả lời câu hỏi như sau:
Quy định về việc hỏi và trả lời câu hỏi
1. Hình thức câu hỏi:
a) Gửi bằng văn bản đến Bộ Giao thông vận tải, tại địa chỉ số 80, Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội;
b) Hỏi trực tiếp trong chuyên mục “Hỏi đáp”, chủ đề “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp” trên cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải (http://mt.gov.vn);
2. Vụ Pháp chế làm đầu mối tiếp nhận, tổng hợp, phân loại, chuyển câu hỏi cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ để thực hiện việc trả lời.
...
Như vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể gửi câu hỏi yêu cầu giải đáp pháp luật bằng văn bản đến đến Bộ Giao thông vận tải, tại địa chỉ số 80, Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội để được hỗ trợ.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể gửi câu hỏi yêu cầu giải đáp pháp luật bằng văn bản đến đâu? (Hình từ Internet)
Đối với câu hỏi yêu cầu giải đáp pháp luật bằng văn bản thì sẽ được trả lời bằng hình thức nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BGTVT năm 2021 quy định về việc hỏi và trả lời câu hỏi như sau:
Quy định về việc hỏi và trả lời câu hỏi
...
3. Quy định về việc trả lời câu hỏi:
a) Đối với những câu hỏi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, các cơ quan, đơn vị thực hiện trả lời bằng văn bản.
b) Đối với những câu hỏi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, các cơ quan, đơn vị thực hiện bằng cách gửi câu trả lời cho Trung tâm Công nghệ thông tin để đưa lên chuyên mục “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp” trên chuyên trang Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải.
c) Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trả lời câu hỏi liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị mình theo chức năng, nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao và chịu trách nhiệm về các câu trả lời đó.
Như vậy, trong trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi câu hỏi yêu cầu giải đáp pháp luật bằng văn bản thì các cơ quan, đơn vị sẽ thực hiện việc trả lời bằng văn bản.
Trình tự giải đáp pháp luật đối với câu hỏi và câu trả lời bằng văn bản được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BGTVT năm 2021 quy đinh về trình tự thực hiện việc giải đáp pháp luật như sau:
Trình tự thực hiện việc giải đáp pháp luật
1. Đối với câu hỏi và câu trả lời bằng văn bản
a) Sau khi tiếp nhận câu hỏi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Quy chế này, chậm nhất sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận câu hỏi, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao, Vụ Pháp chế có trách nhiệm phân loại, chuyển câu hỏi cho cơ quan, đơn vị để thực hiện việc trả lời.
b) Chậm nhất sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được câu hỏi do Vụ Pháp chế chuyển tới, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm gửi câu trả lời cho doanh nghiệp bằng văn bản và gửi câu trả lời đến hộp thư điện tử [email protected] để Trung tâm công nghệ thông tin đăng tải trên chuyên mục “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp” thuộc chuyên trang Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải, đồng thời gửi Vụ Pháp chế để theo dõi, tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ. Trường hợp câu hỏi có những vướng mắc phức tạp thì cơ quan, đơn vị có thể trả lời trong thời hạn tối đa 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được câu hỏi do Vụ Pháp chế chuyển tới.
c) Chậm nhất sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được câu trả lời do các cơ quan, đơn vị gửi đến, Trung tâm Công nghệ thông tin có trách nhiệm đưa các câu hỏi và câu trả lời lên Chuyên mục “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp”;
...
Như vậy, trình tự thực hiện việc giải đáp pháp luật đối với câu hỏi và câu trả lời bằng văn bản bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chậm nhất sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận câu hỏi. Vụ Pháp chế có trách nhiệm phân loại, chuyển câu hỏi cho cơ quan, đơn vị để thực hiện việc trả lời.
Bước 2: Chậm nhất sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được câu hỏi do Vụ Pháp chế chuyển tới, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm gửi câu trả lời cho doanh nghiệp bằng văn bản và gửi câu trả lời đến hộp thư điện tử [email protected].
Trường hợp câu hỏi có những vướng mắc phức tạp thì cơ quan, đơn vị có thể trả lời trong thời hạn tối đa 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được câu hỏi do Vụ Pháp chế chuyển tới.
Bước 3: Chậm nhất sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được câu trả lời do các cơ quan, đơn vị gửi đến, Trung tâm Công nghệ thông tin có trách nhiệm đưa các câu hỏi và câu trả lời lên Chuyên mục “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp”.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giải đáp pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Dự án đầu tư xây dựng mới cảng hàng không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nào?
- Lịch tháng 1 năm 2025 Âm và Dương chi tiết như thế nào? Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày bao nhiêu tháng 1/2025?
- Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện bắt buộc để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam đúng không?
- Kỷ luật trong Đảng là gì? Đảng viên bị bệnh gì được hoãn xử lý kỷ luật? 12 Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng?