Việc tổ chức khóa bồi dưỡng ở nước ngoài được quy định như thế nào? Nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài?
Việc tổ chức khóa bồi dưỡng ở nước ngoài được quy định như thế nào?
Theo Điều 9 Thông tư 03/2023/TT-BNV (Có hiệu lực từ 15/06/2023) quy định về như sau:
Nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị được giao tổ chức khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài
1. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài.
2. Xây dựng nội dung, chương trình chi tiết của khóa bồi dưỡng sau khi kế hoạch được phê duyệt.
3. Ký hợp đồng với các tổ chức có chức năng đào tạo, bồi dưỡng của nước ngoài. Hợp đồng phải nêu rõ những cam kết của hai bên về hình thức, thời gian, nội dung, chương trình, kinh phí, điều kiện sinh hoạt, học tập và những nội dung khác liên quan.
4. Ban hành quyết định thành lập đoàn đi bồi dưỡng ở nước ngoài, cử 1 thành viên làm trưởng đoàn, 1 thành viên làm thư ký đoàn. Thẩm quyền quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đi bồi dưỡng ở nước ngoài thực hiện theo quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
5. Phổ biến tới từng thành viên của đoàn trước khi đi bồi dưỡng:
a) Các quy định về việc quản lý đoàn và cán bộ, công chức, viên chức đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; khái quát về pháp luật, văn hóa, tôn giáo của nước sở tại.
b) Nội dung, thời gian, chương trình khóa bồi dưỡng và các chế độ liên quan.
Theo đó, cơ quan, đơn vị được giao tổ chức khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 9 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ ban hành quyết định thành lập đoàn đi bồi dưỡng ở nước ngoài, cử 1 thành viên làm trưởng đoàn, 1 thành viên làm thư ký đoàn.
Thẩm quyền quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đi bồi dưỡng ở nước ngoài thực hiện theo quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 8 Thông tư 01/2018/TT-BNV (Hết hiệu lực từ 15/06/2023) quy định về tổ chức khóa bồi dưỡng ở nước ngoài như sau:
Tổ chức khóa bồi dưỡng ở nước ngoài
Các cơ quan, đơn vị được giao theo thẩm quyền tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài có nhiệm vụ:
1. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài.
2. Xây dựng nội dung, chương trình chi tiết của khóa bồi dưỡng khi kế hoạch được phê duyệt.
3. Ký hợp đồng với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài. Hợp đồng bồi dưỡng phải nêu rõ những cam kết của hai bên về hình thức, thời gian, nội dung, chương trình, kinh phí, điều kiện sinh hoạt, học tập và những nội dung khác liên quan.
4. Quyết định thành lập đoàn và cử trưởng đoàn đi bồi dưỡng ở nước ngoài. Thẩm quyền quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đi bồi dưỡng ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
5. Phổ biến tới từng thành viên của đoàn trước khi đi bồi dưỡng:
a) Các quy định về việc quản lý đoàn và cán bộ, công chức, viên chức đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; khái quát về pháp luật, văn hóa, tôn giáo của nước sở tại;
b) Nội dung, chương trình khóa bồi dưỡng và các chế độ liên quan.
Theo đó, cơ quan, đơn vị được giao theo thẩm quyền tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 8 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ quyết định thành lập đoàn và cử trưởng đoàn đi bồi dưỡng ở nước ngoài. Thẩm quyền quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đi bồi dưỡng ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Khóa bồi dưỡng ở nước ngoài (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của trưởng đoàn được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 03/2023/TT-BNV (Có hiệu lực từ 15/06/2023) thì trưởng đoàn được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài có những nhiệm vụ sau:
+ Phụ trách và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của đoàn trong thời gian học tập ở nước ngoài.
+ Thay mặt đoàn giao dịch với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài (nếu cần).
+ Theo dõi và bảo đảm chương trình, nội dung, kế hoạch học tập, nghiên cứu của đoàn được thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký.
+ Quản lý học viên của đoàn.
+ Ký, gửi báo cáo việc thực hiện kế hoạch và kết quả học tập của đoàn sau khi khóa bồi dưỡng kết thúc đến cơ quan có thẩm quyền.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 01/2018/TT-BNV (Hết hiệu lực từ 15/06/2023) quy định về trách nhiệm, nhiệm vụ của trưởng đoàn được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài như sau:
Trách nhiệm, nhiệm vụ của trưởng đoàn và cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài
1. Trách nhiệm, nhiệm vụ của trưởng đoàn:
a) Phụ trách và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của đoàn trong thời gian học tập ở nước ngoài;
b) Thay mặt đoàn giao dịch với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài (nếu cần);
c) Theo dõi việc thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch học tập, nghiên cứu của đoàn;
d) Quản lý học viên của đoàn;
đ) Ký, gửi báo cáo việc thực hiện kế hoạch và kết quả học tập của đoàn sau khi khóa bồi dưỡng kết thúc đến cơ quan có thẩm quyền.
...
Theo đó, trưởng đoàn được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài có những trách nhiệm và nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều 9 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ phụ trách và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của đoàn trong thời gian học tập ở nước ngoài; và quản lý học viên của đoàn.
Nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 03/2023/TT-BNV (Có hiệu lực từ 15/06/2023) thì cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài có những nhiệm vụ sau:
+ Chấp hành đúng, đầy đủ các quy định về quản lý đoàn và cán bộ, công chức, viên chức đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; tuân thủ sự chỉ đạo của trưởng đoàn.
+ Chấp hành luật pháp, tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của nước đến học tập, nội quy của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và cơ sở lưu trú.
+ Báo cáo kết quả học tập theo quy định.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 01/2018/TT-BNV (Hết hiệu lực từ 15/06/2023) quy định về trách nhiệm, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài như sau:
Trách nhiệm, nhiệm vụ của trưởng đoàn và cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài
...
2. Trách nhiệm và nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài:
a) Chấp hành đầy đủ quy định về quản lý đoàn và cán bộ, công chức, viên chức đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; tuân thủ sự chỉ đạo của trưởng đoàn;
b) Chấp hành luật pháp, tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của nước đến học tập, nội quy của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và cơ sở lưu trú;
c) Báo cáo kết quả học tập theo quy định.
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài có những trách nhiệm và nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 9 nêu trên.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cán bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?