Việc tổ chức và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác điều hành phòng chống thiên tai được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Việc tổ chức và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác điều hành phòng chống thiên tai được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Mạng viễn thông dùng riêng phục vụ công tác điều hành phòng chống thiên tai gồm những gì?
- Doanh nghiệp bưu chính có trách nhiệm như thế nào trong việc tổ chức và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác điều hành phòng chống thiên tai?
Việc tổ chức và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác điều hành phòng chống thiên tai được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Việc tổ chức và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác điều hành phòng chống thiên tai được thực hiện theo nguyên tắc được quy định Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BTTTT, được sửa đổi bởi khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Thông tư 17/2019/TT-BTTTT, khoản 4 Điều 1 Thông tư 17/2019/TT-BTTTT như sau:
Nguyên tắc tổ chức và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai
1. Đảm bảo thông tin liên lạc phòng, chống thiên tai với ưu tiên cao nhất, an toàn, tin cậy, nhanh chóng. Ưu tiên sử dụng mạng lưới tại chỗ để triển khai hoạt động chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai
2. Tổ chức, quản lý điều hành thông tin liên lạc phòng, chống thiên tai tập trung, thống nhất và trực tiếp.
3. Khai thác, sử dụng Mạng viễn thông dùng riêng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai đúng mục đích và hiệu quả.
4. Kinh phí triển khai vận hành, khai thác Mạng viễn thông dùng riêng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai được thực hiện theo các quy định hiện hành.
Như vậy, theo quy định trên thì việc tổ chức và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác điều hành phòng chống thiên tai được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Đảm bảo thông tin liên lạc phòng, chống thiên tai với ưu tiên cao nhất, an toàn, tin cậy, nhanh chóng. Ưu tiên sử dụng mạng lưới tại chỗ để triển khai hoạt động chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai
- Tổ chức, quản lý điều hành thông tin liên lạc phòng, chống thiên tai tập trung, thống nhất và trực tiếp.
- Khai thác, sử dụng Mạng viễn thông dùng riêng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai đúng mục đích và hiệu quả.
- Kinh phí triển khai vận hành, khai thác Mạng viễn thông dùng riêng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai được thực hiện theo các quy định hiện hành.
Việc tổ chức và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác điều hành phòng chống thiên tai được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Mạng viễn thông dùng riêng phục vụ công tác điều hành phòng chống thiên tai gồm những gì?
Mạng viễn thông dùng riêng phục vụ công tác điều hành phòng chống thiên tai được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 17/2012/TT-BTTTT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 17/2019/TT-BTTTT như sau:
Mạng viễn thông dùng riêng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai là mạng viễn thông do Nhà nước đầu tư, thiết lập để phục vụ Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, chính quyền địa phương trong việc tổ chức và đảm bảo thông tin liên lạc thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai. Mạng viễn thông dùng riêng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai bao gồm:
a) Hệ thống viễn thông cố định vệ tinh;
b) Hệ thống viễn thông di động vệ tinh;
c) Hệ thống viễn thông vô tuyến điện;
d) Hệ thống truyền hình hội nghị;
đ) Các xe ô tô chuyên dùng phục vụ thông tin;
e) Các hệ thống viễn thông khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Mạng thông tin chuyên dùng phòng, chống thiên tai do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được giao nhiệm vụ quản lý vận hành, khai thác là một thành phần của Mạng viễn thông dùng riêng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai.
Như vậy, theo quy định trên thì mạng viễn thông dùng riêng phục vụ công tác điều hành phòng chống thiên tai bao gồm:
- Hệ thống viễn thông cố định vệ tinh;
- Hệ thống viễn thông di động vệ tinh;
- Hệ thống viễn thông vô tuyến điện;
- Hệ thống truyền hình hội nghị;
- Các xe ô tô chuyên dùng phục vụ thông tin;
- Các hệ thống viễn thông khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Doanh nghiệp bưu chính có trách nhiệm như thế nào trong việc tổ chức và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác điều hành phòng chống thiên tai?
Doanh nghiệp bưu chính có trách nhiệm trong việc tổ chức và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác điều hành phòng chống thiên tai theo quy định tại Điều 10 Thông tư 17/2012/TT-BTTTT, khoản 4 và khoản 7 Điều 2 Thông tư 17/2019/TT-BTTTT như sau:
Trách nhiệm của Doanh nghiệp bưu chính, viễn thông
1. Xây dựng, tổ chức triển khai phương án và kế hoạch công tác phòng, chống thiên tai cho mạng bưu chính, viễn thông của mình.
2. Tổ chức và đảm bảo thông tin liên lạc tại các địa phương bị ảnh hưởng của thiên tai theo yêu cầu của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN và Sở Thông tin và Truyền thông của địa phương phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai.
3. Chủ động hỗ trợ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
4. Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình mạng bưu chính, viễn thông và việc đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Thông tin và Truyền thông và các Sở Thông tin và Truyền thông.
Theo đó, trong việc tổ chức và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác điều hành phòng chống thiên tai thì doanh nghiệp bưu chính có các trách nhiệm được quy định như trên.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống thiên tai có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?