Việc trang bị phương tiện cứu sinh cho giàn cố định trên biển có người ở thường xuyên được quy định thế nào?

Tôi có một câu hỏi như sau: Việc trang bị phương tiện cứu sinh cho giàn cố định trên biển có người ở thường xuyên được quy định thế nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh N.T.T ở Đồng Nai.

Phương tiện cứu sinh cho giàn cố định trên biển là gì?

Theo tiểu mục 3.3 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6767-1:2016 thì phương tiện cứu sinh cho giàn cố định trên biển là phương tiện có khả năng duy trì cuộc sống của những người gặp nạn từ thời điểm bắt đầu rời giàn.

Việc trang bị phương tiện cứu sinh cho giàn cố định trên biển có người ở thường xuyên được quy định thế nào?

Quy định trang bị phương tiện cứu sinh cho giàn cố định trên biển có người ở thường xuyên tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6767-1:2016 như sau:

Trang bị phương tiện cứu sinh
5.1. Trang bị phương tiện cứu sinh cho giàn có người ở thường xuyên
5.1.1. Xuồng và bè cứu sinh
5.1.1.1. Xuồng và bé cứu sinh phải thỏa mãn các quy định của Bộ luật LSA.
5.1.1.2. Mỗi giàn thường xuyên có người ở hoặc làm việc phải được trang bị:
a) Một hoặc nhiều xuồng cứu sinh cứng, gắn máy, kín hoàn toàn, chịu được lửa và có đủ khả năng chở được tất cả số người trên giàn;
b) Một hoặc nhiều bè cứu sinh bổ sung kiểu cứng hoặc bơm hơi có sức chứa đủ để chở được tất cả số người trên giàn.
...
5.1.2. Phao tròn cứu sinh
5.1.2.1. Các phao tròn cứu sinh phải thỏa mãn các yêu cầu Bộ luật LSA.
5.1.2.2. Mỗi giàn phải được trang bị ít nhất 08 phao tròn cứu sinh. Các phao tròn cứu sinh phải được bố trí ở những vị trí dễ tiếp cận từ bất kỳ khu vực nào của giàn.
5.1.2.3. Có thể yêu cầu trang bị thêm các phao tròn cứu sinh bổ sung đối với các kết cấu có nhiều sàn.
5.1.2.4. Trong các phao tròn ở 5.1.2.2, phải có ít nhất 02 phao tròn cứu sinh được trang bị tín hiệu khói.
5.1.2.5. Trong các phao tròn ở 5.1.2.2, phải có ít nhất 02 phao tròn cứu sinh được trang bị dây ném có chiều dài không nhỏ hơn 1,5 lần chiều cao tính từ nơi cất giữ phao đến mặt nước biển thấp nhất, hoặc 30 m, lấy giá trị nào lớn hơn. Không được trang bị dây ném cho phao tròn có tín hiệu khói.
5.1.2.6. Mỗi phao tròn cứu sinh phải được trang bị đèn tự sáng chạy bằng ắc quy và không bị tắt trong nước.
5.1.3. Phao áo cứu sinh
5.1.3.1. Các phao áo cứu sinh phải thỏa mãn các yêu cầu quy định Bộ luật LSA.
5.1.3.2. Phải trang bị đủ số phao áo cứu sinh cho tất cả mọi người trên giàn. Ngoài ra, phải trang bị bổ sung số phao áo bằng tổng sức chứa tối đa của mỗi trạm tập trung và phải bố trí gần với trạm lên xuồng cứu sinh.
...
5.1.5. Các biện pháp tập trung và đưa người lên phương tiện cứu sinh
5.1.5.1. Các trạm tập trung phải bố trí gần các trạm đưa người lên phương tiện cứu sinh. Mỗi trạm tập trung phải có đủ chỗ để chứa tất cả những người được phân công đến.
5.1.5.2. Từ các khu vực buồng ở và buồng làm việc phải có lối đi dễ dàng đến các trạm tập trung và trạm đưa người lên phương tiện cứu sinh.
5.1.5.3. Các trạm tập trung và trạm đưa người lên phương tiện cứu sinh loại có cần hạ, phải bố trí để đưa được cáng vào phương tiện đó.
5.1.5.4. Tại mỗi khu vực hạ phương tiện cứu sinh hoặc tại hai khu vực kề nhau phải bố trí một thang có tay vịn kéo dài từ boong xuống phương tiện cả khi mực nước biển thấp nhất và phù hợp với các yêu cầu của Công ước.
5.1.5.5. Nếu cần, phải trang bị phương tiện để đưa phương tiện cứu sinh đã hạ bằng cần vào sát giàn và giữ phương tiện tại vị đó để người có thể lên phương tiện cứu sinh được an toàn.
5.1.6. Các biện pháp đề phòng sự cố
5.1.6.1. Mỗi giàn phải được trang bị một hệ thống báo động sự cố chung. Hệ thống này phải có khả năng phát ra tín hiệu báo động chung gồm bảy hoặc ít nhất bảy tiếng ngắn rồi đến một tiếng dài bằng còi hoặc còi hú và ngoài ra còn bằng chuông điện hoặc bằng còi điện hoặc bằng hệ thống báo động tương đương khác được cấp năng lượng từ nguồn điện chính và nguồn điện sự cố. Hệ thống báo động sự cố chung phải có khả năng làm việc được từ các vị trí chiến lược trên giàn. Phải nghe được tín hiệu của hệ thống này ở tất cả các buồng ở và buồng thường xuyên có người làm việc.
...

Theo đó, việc trang bị phương tiện cứu sinh cho giàn cố định trên biển có người ở thường xuyên được quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 nêu trên.

Phương tiện cứu sinh

Phương tiện cứu sinh (Hình từ Internet)

Yêu cầu đối với trang bị phương tiện cứu sinh cho giàn cố định trên biển không có người ở thường xuyên là gì?

Trang bị phương tiện cứu sinh cho giàn cố định trên biển không có người ở thường xuyên phải đảm bảo những yêu cầu được quy định tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6767-1:2016 như sau:

Trang bị phương tiện cứu sinh
...
5.2. Trang bị phương tiện cứu sinh cho giàn không có người ở thường xuyên
5.2.1. Phao tròn cứu sinh
5.2.1.1. Các phao tròn cứu sinh phải thỏa mãn các yêu cầu của Bộ luật LSA.
5.2.1.2. Phải trang bị tối thiểu 4 phao tròn thỏa mãn 5.2.1.1 cho giàn không có người ở thường xuyên.
5.2.1.3. Mỗi phao tròn cứu sinh phải được trang bị đèn tự sáng chạy bằng ắc quy và không bị tắt trong nước.
5.2.1.4. Nếu không thể bố trí phao tròn trên giàn thì có thể bố trí trên tàu dịch vụ gần giàn.
5.2.2. Phao áo cứu sinh
5.2.2.1. Các phao áo cứu sinh phải thỏa mãn các yêu cầu quy định Bộ luật LSA.
5.2.2.2. Phải trang bị đủ số phao áo cứu sinh cho tất cả mọi người dự định lên giàn nếu họ chưa được trang bị từ trước.
5.2.2.3. Các phao áo cứu sinh phải được bố trí ở nơi dễ đến gần, vị trí bố trí chúng phải được chỉ rõ và luôn sẵn sàng để sử dụng.
5.2.3. Các phương tiện cứu sinh khác
Nếu giàn được trang bị bất kỳ phương tiện cứu sinh nào khác phương tiện nêu ở 5.2.1 và 5.2.2, thì các phương tiện đó phải thỏa mãn các quy định của Công ước, Bộ luật và TCVN liên quan.

Như vậy, trang bị phương tiện cứu sinh cho giàn cố định trên biển không có người ở thường xuyên phải đảm bảo những yêu cầu được quy định tại tiểu mục 5.2 Mục 5 nêu trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện cứu sinh

Trần Thị Tuyết Vân

Phương tiện cứu sinh
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phương tiện cứu sinh có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện cứu sinh Tiêu chuẩn Việt Nam
MỚI NHẤT
Pháp luật
TCVN 13733-2:2023 (ISO 20140-2:2018) về Hệ thống tự động hóa và tích hợp - Đánh giá hiệu suất năng lượng có ảnh hưởng đến môi trường?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-2:2023 hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện dựa trên phép đo gió trên vỏ tuabin thế nào?
Pháp luật
Thiết kế mặt bằng tổng thể các sân thể thao cần phải bảo đảm những yêu cầu gì để đúng với TCVN 4205:2012?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn và khoảng cách ly vệ sinh đối với sân thể thao phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Khách hàng là gì? Sự thỏa mãn của khách hàng được xác định thế nào? Mô hình khái niệm về sự thỏa mãn của khách hàng?
Pháp luật
Điều kiện vận hành cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-1:2023?
Pháp luật
Máy xây dựng có được sử dụng khi chưa đưa vào danh sách tài sản cố định? Cần làm gì để đảm bảo máy làm việc tốt trong suốt thời gian sử dụng?
Pháp luật
TCVN 13809-1:2023 (ISO/IEC 22123-1:2021) về Công nghệ thông tin - Tính toán mây - Phần 1: Từ vựng thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn về quản trị danh mục đầu tư theo Tiêu chuẩn quốc gia? Trách nhiệm của chủ thể quản trị danh mục đầu tư?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13811:2023 ISO/IEC TS 23167:2020 về máy ảo và ảo hóa hệ thống như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào