Việc xử lý thông tin giao dịch đáng ngờ của các tổ chức tại Tổng cục Thuế được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Việc xử lý thông tin giao dịch đáng ngờ của các tổ chức tại Tổng cục Thuế được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Có được cung cấp thông tin cho tổ chức không được giao nhiệm vụ xử lý thông tin giao dịch đáng ngờ hay không?
- Việc tiếp nhận thông tin giao dịch đáng ngờ của các tổ chức được thực hiện thông qua hình thức nào?
Việc xử lý thông tin giao dịch đáng ngờ của các tổ chức tại Tổng cục Thuế được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 4 Quy chế xử lý thông tin tổ chức, cá nhân có giao dịch đáng ngờ tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 568/QĐ-BTC năm 2015 (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 1796/QĐ-BTC năm 2017) quy định về nguyên tắc xử lý thông tin như sau:
Nguyên tắc xử lý thông tin
...
5. Nguyên tắc xử lý thông tin giao dịch đáng ngờ của các tổ chức
- Tại Tổng cục Thuế:
Bộ phận xử lý thông tin giao dịch đáng ngờ thực hiện rà soát các thông tin giao dịch đáng ngờ của các tổ chức, trên cơ sở đó báo cáo Tổng cục Thuế để chủ trì, phân công thực hiện và tổng hợp kết quả giải quyết.
- Tại các Cục Thuế:
Bộ phận xử lý thông tin giao dịch đáng ngờ thực hiện rà soát các thông tin giao dịch đáng ngờ của các tổ chức và thực hiện xử lý theo trình tự như sau:
+ Thực hiện phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để thu thập đầy đủ hồ sơ tài liệu, thực hiện kiểm tra tại trụ sở Cơ quan thuế đối với các thông tin giao dịch đáng ngờ của các tổ chức theo các bước tại Điều 60 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.
+ Qua kiểm tra hồ sơ của các tổ chức tại trụ sở Cơ quan thuế, phát hiện phải chuyển qua kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế thì thực hiện theo các bước tại Điều 62 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.
+ Qua kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, phát hiện phải chuyển qua thanh tra tại trụ sở người nộp thuế thì thực hiện theo các bước tại Điều 66 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.
+ Trong quá trình kiểm tra, thanh tra cần phối hợp chặt chẽ đối với các Cơ quan chức năng để xác định rõ hành vi vi phạm của các tổ chức, đồng thời qua kiểm tra, thanh tra xét thấy cần phải chuyển các thông tin của các tổ chức cho các Cơ quan chức năng để thực hiện giải quyết, xử lý theo đúng chức năng, thẩm quyền thì thực hiện theo đúng quy định.
Như vậy, việc xử lý thông tin giao dịch đáng ngờ của các tổ chức tại Tổng cục Thuế được thực hiện theo nguyên tắc:
Bộ phận xử lý thông tin giao dịch đáng ngờ thực hiện rà soát các thông tin giao dịch đáng ngờ của các tổ chức, trên cơ sở đó báo cáo Tổng cục Thuế để chủ trì, phân công thực hiện và tổng hợp kết quả giải quyết.
Việc xử lý thông tin giao dịch đáng ngờ của các tổ chức tại Tổng cục Thuế được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Có được cung cấp thông tin cho tổ chức không được giao nhiệm vụ xử lý thông tin giao dịch đáng ngờ hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy chế xử lý thông tin tổ chức, cá nhân có giao dịch đáng ngờ tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 568/QĐ-BTC năm 2015 (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 1796/QĐ-BTC năm 2017) quy định về nguyên tắc xử lý thông tin như sau:
Nguyên tắc xử lý thông tin
1. Việc xử lý thông tin có giao dịch đáng ngờ phải đảm bảo nguyên tắc: Bảo mật thông tin; kịp thời, đúng thời gian quy định.
2. Nghiêm cấm các hành vi làm lộ thông tin; cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân không được giao nhiệm vụ xử lý thông tin giao dịch đáng ngờ dưới mọi hình thức.
3. Trong quá trình triển khai công tác, cơ quan Thuế các cấp phải ưu tiên nguồn nhân lực hiện có để xử lý kịp thời thông tin giao dịch đáng ngờ. Số lượng tổ chức Cơ quan Thuế các cấp đã thực hiện thanh tra, kiểm tra trong quá trình xử lý thông tin giao dịch đáng ngờ được tính trừ vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm tại cơ quan Thuế các cấp (tổ chức thanh tra được tính trừ vào kế hoạch Thanh tra; tổ chức kiểm tra được tính trừ vào kế hoạch kiểm tra).
4. Thông tin giao dịch đáng ngờ là một trong những căn cứ để cơ quan thuế các cấp nghiên cứu xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm.
...
Như vậy, theo quy định thì việc cung cấp thông tin cho các tổ chức không được giao nhiệm vụ xử lý thông tin giao dịch đáng ngờ là hành vi bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức.
Việc tiếp nhận thông tin giao dịch đáng ngờ của các tổ chức được thực hiện thông qua hình thức nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Quy chế xử lý thông tin tổ chức, cá nhân có giao dịch đáng ngờ tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 568/QĐ-BTC năm 2015 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2, 3 Điều 1 Quyết định 1796/QĐ-BTC năm 2017) quy định như sau:
Hình thức chuyển thông tin; Tiếp nhận thông tin và phân cấp xử lý thông tin
...
Đối với thông tin giao dịch đáng ngờ tiếp nhận lần hai của cùng một đối tượng thì thực hiện:
- Qua kết quả rà soát, kiểm tra đối với thông tin giao dịch đáng ngờ đã tiếp nhận lần đầu mà không phát hiện dấu hiệu rủi ro về thuế thì thực hiện bổ sung vào nội dung kiểm tra, thanh tra trong kỳ kiểm tra, thanh tra gần nhất.
- Qua kết quả rà soát, kiểm tra đối với thông tin giao dịch đáng ngờ đã tiếp nhận lần đầu mà phát hiện dấu hiệu rủi ro về thuế thì thực hiện rà soát, xử lý tương tự như đối với tiếp nhận thông tin giao dịch đáng ngờ tiếp nhận lần đầu.
3. Hình thức tiếp nhận, chuyển thông tin
Thông tin giao dịch đáng ngờ được tiếp nhận, chuyển bằng văn bản hoặc hình thức điện tử. Cục Công nghệ Thông tin - Tổng cục Thuế có trách nhiệm xây dựng hệ thống thực hiện tiếp nhận, chuyển thông tin giao dịch đáng ngờ, đảm bảo yêu cầu bảo mật.
Như vậy, thông tin giao dịch đáng ngờ có thể được tiếp nhận bằng văn bản hoặc thông qua hình thức điện tử.
Cục Công nghệ Thông tin - Tổng cục Thuế có trách nhiệm xây dựng hệ thống thực hiện tiếp nhận, chuyển thông tin giao dịch đáng ngờ, đảm bảo yêu cầu bảo mật.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao dịch đáng ngờ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?