Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông có phải đơn vị sự nghiệp công lập không? Lãnh đạo Viện gồm những ai?
Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông có phải đơn vị sự nghiệp công lập không?
Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 2488/QĐ-BTTTT năm 2017 về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (sau đây gọi tắt là Viện) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học và công nghệ, giúp Bộ trưởng nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực thông tin và truyền thông phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ.
Tên giao dịch quốc tế của Viện: National Institute of Information and Communications Strategy (viết tắt là NIICS).
Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên, Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Viện chiến lược thông tin và truyền thông (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông là gì?
Theo Điều 2 Quyết định 2488/QĐ-BTTTT năm 2017 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn.
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông kế hoạch hoạt động dài hạn, trung hạn, hàng năm của Viện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế về quản lý, phát triển ngành thông tin và truyền thông và các vấn đề kinh tế, xã hội có liên quan phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng tầm nhìn, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án, dự án, mô hình, giải pháp phát triển trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân công của Bộ trưởng.
4. Nghiên cứu, điều tra, thu thập thông tin, thống kê, đánh giá tác động của chính sách, phân tích, dự báo xu hướng phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
5. Nghiên cứu và tham gia xây dựng các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế-kỹ thuật và các định mức chuyên ngành khác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
6. Nghiên cứu, tư vấn thiết kế, khảo sát, lập và quản lý dự án, tư vấn đấu thầu, giám sát, thẩm định, xây dựng cơ sở dữ liệu và các hệ thống thông tin, chính phủ điện tử, đô thị thông minh; kiểm tra, đánh giá bảo đảm an toàn hệ thống thông tin, các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, điện tử theo quy định của pháp luật.
7. Nghiên cứu, tư vấn kinh tế, thị trường, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển, đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
8. Tổ chức nghiên cứu các nội dung về đổi mới và tăng cường năng lực nội sinh, xây dựng xã hội thông tin và kinh tế tri thức; nền kinh tế số, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
9. Tổ chức nghiên cứu, dự báo về phát triển nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
10. Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật; phổ biến, tuyên truyền pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và đào tạo sau đại học (khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép) theo các lĩnh vực nghiên cứu của Viện.
11. Nghiên cứu các đề xuất, thử nghiệm, mô phỏng, giải pháp, sản phẩm công nghệ, công nghệ cao thông qua các mô hình thực tiễn để đánh giá, hoàn thiện và đề xuất nhân rộng.
12. Tổ chức cung cấp các dịch vụ khoa học và công nghệ, tư vấn, chuyển giao tri thức và giải pháp công nghệ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và các hoạt động dịch vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
13. Tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài khoa học và công nghệ được giao; xúc tiến các hoạt động nghiên cứu khoa học về thông tin và truyền thông thông qua các hội thảo, hội nghị, các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
14. Thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng.
15. Phát hành các ấn phẩm, tạp chí khoa học trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và các hoạt động liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Viện theo quy định của pháp luật.
16. Quản lý về tổ chức bộ máy, cán bộ, viên chức, người lao động, tài sản, tài liệu của Viện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
17. Được chủ động liên kết, hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tạo thêm nguồn thu nhằm phát triển các hoạt động có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Viện theo quy định của pháp luật; bảo toàn và phát triển nguồn lực được giao.
18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Theo đó, Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Lãnh đạo Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông gồm những ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 2488/QĐ-BTTTT năm 2017 quy định về lãnh đạo Viện như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Lãnh đạo Viện:
Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông có Viện trưởng và các Phó Viện trưởng.
Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng điều hành các lĩnh vực công tác của Viện, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
...
Như vậy, Lãnh đạo Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông gồm có Viện trưởng và các Phó Viện trưởng.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?