Viện Công nghiệp thực phẩm trực thuộc cơ quan nào? Viện Công nghiệp thực phẩm có nghĩa vụ gì trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh?
Viện Công nghiệp thực phẩm trực thuộc cơ quan nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện Công nghiệp thực phẩm, tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hoạt động theo mô hình Viện với các đơn vị thành viên ban hành kèm theo Quyết định 26/2007/QĐ-BCN, có quy định về Viện Công nghiệp thực phẩm như sau:
Viện Công nghiệp thực phẩm
1. Viện Công nghiệp thực phẩm thành lập theo theo Nghị định số 112/CP ngày 21 tháng 7 năm 1967 của Chính phủ, được chuyển đổi thành tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm hoạt động theo mô hình Viện với các đơn vị thành viên.
a) Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Viện Công nghiệp thực phẩm;
b)Tên giao dịch quốc tế: Food Industries Research Institute;
c) Tên viết tắt: FIRI;
d) Trụ sở chính: Số 301, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội;
đ) Vốn điều lệ: 40.893.760.779 đồng;
e) Trong đó vốn ngân sách Nhà nước cấp: 40.893.760.779 đồng.
2. Viện Công nghiệp thực phẩm (sau đây gọi tắt là Viện) trực thuộc Bộ Công nghiệp, có chức năng nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chuyển giao công nghệ và sản xuất - kinh doanh về ngành công nghiệp chế biến thực phẩm theo quy định của pháp luật.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Viện Công nghiệp thực phẩm trực thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương).
Viện Công nghiệp thực phẩm (Hình từ Internet)
Viện Công nghiệp thực phẩm có quyền gì trong tổ chức sản xuất kinh doanh?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện Công nghiệp thực phẩm, tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hoạt động theo mô hình Viện với các đơn vị thành viên ban hành kèm theo Quyết định 26/2007/QĐ-BCN, có quy định về quyền và nghĩa vụ trong sản xuất - kinh doanh như sau:
Quyền và nghĩa vụ trong sản xuất - kinh doanh
1. Viện có quyền trong tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất - kinh doanh như sau:
a) Tổ chức sản xuất - kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý theo yêu cầu kinh doanh và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả;
b) Kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm, mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của Viện và nhu cầu thị trường;
c) Tự lựa chọn thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng;
d) Trực tiếp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
đ) Tự quyết định giá mua, giá bán sản phẩm và dịch vụ (trừ những sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá);
e) Ban hành, áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá tiền lương và các chi phí khác trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh doanh của Viện, phù hợp với quy định của pháp luật;
g) Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, sử dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật, cho thôi việc đối với lao động; lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng phù hợp với yêu cầu sản xuất - kinh doanh và có các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, các quy định khác của pháp luật; được quyết định mức lương, thưởng cho người lao động trên cơ sở bảo đảm hiệu quả sản xuất - kinh doanh của Viện và phù hợp với quy định của pháp luật;
h) Các quyền kinh doanh khác theo nhu cầu thị trường và phù hợp với quy định của pháp luật.
…
Theo đó, trong tổ chức sản xuất kinh doanh, thì Viện Công nghiệp thực phẩm có các quyền sau:
- Tổ chức sản xuất - kinh doanh theo yêu cầu kinh doanh và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả;
- Kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm, mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của Viện và nhu cầu thị trường;
- Tự lựa chọn thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng;
- Trực tiếp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
- Ban hành, áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá tiền lương và các chi phí khác trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh doanh của Viện, phù hợp với quy định của pháp luật;
- Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, sử dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật, cho thôi việc đối với lao động; lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng phù hợp với yêu cầu sản xuất - kinh doanh và có các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, các quy định khác của pháp luật; được quyết định mức lương, thưởng cho người lao động trên cơ sở bảo đảm hiệu quả sản xuất - kinh doanh của Viện và phù hợp với quy định của pháp luật;
- Các quyền kinh doanh khác theo nhu cầu thị trường và phù hợp với quy định của pháp luật.
Viện Công nghiệp thực phẩm có nghĩa vụ gì trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện Công nghiệp thực phẩm, tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hoạt động theo mô hình Viện với các đơn vị thành viên ban hành kèm theo Quyết định 26/2007/QĐ-BCN, có quy định về quyền và nghĩa vụ trong sản xuất - kinh doanh như sau:
Quyền và nghĩa vụ trong sản xuất - kinh doanh
…
2. Viện có nghĩa vụ quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh như sau:
a) Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký; bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ do Viện thực hiện theo tiêu chuẩn đã đăng ký;
b) Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh;
c) Bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động, bảo đảm quyền tham gia quản lý Viện của người lao động theo quy định tại Điều 18 của Điều lệ này;
d) Tuân thủ các quy định của Nhà nước về quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật;
e) Chịu sự giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu Nhà nước; tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, thì Viện Công nghiệp thực phẩm có các nghĩa vụ sau:
- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký; bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ do Viện thực hiện theo tiêu chuẩn đã đăng ký;
- Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh;
- Bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động, bảo đảm quyền tham gia quản lý Viện của người lao động theo quy định tại Điều 18 của Điều lệ này;
- Tuân thủ các quy định của Nhà nước về quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh;
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật;
- Chịu sự giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu Nhà nước; tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Viện công nghiệp thực phẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?