Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát các quyết định, văn bản nào trong giải quyết vụ việc phá sản?
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát các quyết định, văn bản nào trong giải quyết vụ việc phá sản?
- Quy trình kiểm sát các quyết định, văn bản của Tòa án nhân dân trong giải quyết vụ việc phá sản thực hiện thế nào?
- Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến vụ việc phá sản như thế nào?
Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát các quyết định, văn bản nào trong giải quyết vụ việc phá sản?
Theo Điều 3 Quy trình kiểm sát việc giải quyết phá sản do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Các quyết định, văn bản được kiểm sát trong giải quyết vụ việc phá sản
Viện kiểm sát kiểm sát các quyết định, văn bản trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc phá sản, gồm:
1. Quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
2. Quyết định giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kiến nghị đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
3. Thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
4. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;
5. Quyết định giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;
6. Nghị quyết Hội nghị chủ nợ;
7. Quyết định giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;
8. Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
9. Quyết định giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định đình chỉ thủ tục phá sản;
10. Quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
11. Quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh;
12. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;
13. Quyết định giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;
14. Quyết định tách tài sản đang tranh chấp trong vụ việc phá sản thành vụ án khác;
15. Các văn bản, quyết định khác của Tòa án giải quyết phá sản.
Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát các quyết định, văn bản quy định nêu trên trong quá trình Tòa án nhân dân giải quyết vụ việc phá sản.
Quy trình kiểm sát các quyết định, văn bản của Tòa án nhân dân trong giải quyết vụ việc phá sản thực hiện thế nào?
Theo Điều 4 Quy trình kiểm sát việc giải quyết phá sản do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định quy trình kiểm sát các quyết định, văn bản của Tòa án nhân dân trong giải quyết vụ việc phá sản thực hiện như sau:
Bước 1. Vào sổ thụ lý kiểm sát quyết định, văn bản khác của Tòa án.
Bước 2. Kiểm sát thời hạn gửi; thời hạn, thẩm quyền ban hành quyết định, văn bản khác; kiểm sát hình thức, nội dung của quyết định, văn bản khác.
Bước 3. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ khi thấy cần thiết theo quy định tại Điều 13 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản ban hành kèm theo Quyết định 435/QĐ-VKSTC, cụ thể:
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ
Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa bảo đảm cho việc giải quyết phá sản thì công chức báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình thực hiện quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ bổ sung theo quy định tại Điều 7 Luật Phá sản.
Bước 4. Lập Phiếu kiểm sát theo quy định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Xác định vi phạm của Tòa án, căn cứ tính chất, mức độ vi phạm để đề xuất hướng xử lý (kiến nghị theo vụ việc riêng hay tập hợp vi phạm để kiến nghị chung).
Bước 5. Dự thảo văn bản kiến nghị (nếu có) theo quy định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Theo dõi kết quả giải quyết kiến nghị của Tòa án.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát các quyết định, văn bản nào trong giải quyết vụ việc phá sản? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến vụ việc phá sản như thế nào?
Theo Điều 7 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc phá sản có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc phá sản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức không cung cấp được tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều này phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do, nếu cố ý không cung cấp tài liệu, chứng cứ mà không có lý do chính đáng thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc phá sản có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc phá sản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Lưu ý: Cá nhân, cơ quan, tổ chức không cung cấp được tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều này phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do, nếu cố ý không cung cấp tài liệu, chứng cứ mà không có lý do chính đáng thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phá sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?