Viện kiểm sát phải quản lý tình hình, hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự như thế nào?
- Viện kiểm sát phải quản lý tình hình, hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự như thế nào?
- Cơ quan nào sẽ giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo dõi trong toàn Ngành về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự?
- Viện kiểm sát cấp nào có quyền kiểm tra toàn diện công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự?
Viện kiểm sát phải quản lý tình hình, hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 70 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Quản lý công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự
1. Viện kiểm sát các cấp quản lý tình hình, hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự của cấp mình; Viện kiểm sát cấp trên quản lý tình hình, hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện kiểm sát nhân dân tối cao quản lý tình hình, hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự của Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp.
2. Phòng, bộ phận thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự, Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự có trách nhiệm giúp lãnh đạo Viện kiểm sát theo dõi, quản lý hướng dẫn và chỉ đạo toàn bộ hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự của cấp mình và cấp dưới.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; quản lý án có kháng cáo, kháng nghị và thực hiện việc kháng nghị theo thẩm quyền; thông qua công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm phát hiện, tổng hợp tình hình, tổ chức rút kinh nghiệm công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
...
Như vây, Viện kiểm sát các cấp quản lý tình hình, hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự của cấp mình; Viện kiểm sát cấp trên quản lý tình hình, hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự của Viện kiểm sát cấp dưới.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao quản lý tình hình, hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự của Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự (Hình từ Internet)
Cơ quan nào sẽ giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo dõi trong toàn Ngành về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 70 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Quản lý công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự
...
4. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo dõi, quản lý, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra đối với Viện kiểm sát cấp dưới về nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về các tội phạm được phân công kiểm sát điều tra.
5. Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự giúp Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương theo dõi, quản lý, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra đối với Viện kiểm sát quân sự cấp dưới về nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự.
6. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra trong toàn Ngành về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự.
Theo đó, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự sẽ là cơ quan giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo dõi trong toàn Ngành về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự.
Viện kiểm sát cấp nào có quyền kiểm tra toàn diện công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 72 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Chế độ kiểm tra
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm tra toàn diện công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự của Viện kiểm sát các cấp.
...
Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm tra toàn diện công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự của Viện kiểm sát các cấp.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Viện kiểm sát nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?