Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quyền quyết định thu hồi những tài sản công nào trong ngành Kiểm sát nhân dân?
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quyền quyết định thu hồi những tài sản công nào trong ngành Kiểm sát nhân dân?
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được điều chuyển tài sản công giữa các đơn vị nào?
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có được quyết định bán tài sản công của ngành Kiểm sát nhân dân hay không?
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quyền quyết định thu hồi những tài sản công nào trong ngành Kiểm sát nhân dân?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Quy định về việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định về thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công như sau:
Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công
1. Đối với tài sản công là trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân: Thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thu hồi tài sản công là ô tô, phương tiện vận tải, tài sản khác (không phải là trụ sở làm việc) của đơn vị thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính đối với tài sản có giá trị (nguyên giá theo sổ kế toán) từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc tổng giá trị tài sản (nguyên giá theo sổ kế toán) từ 3.000 triệu đồng trở lên.
3. Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ trưởng các đơn vị toán trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi tài sản công (trừ tài sản công thuộc thẩm quyền quy định tại Khoản 1, 2 Điều này) của đơn vị thuộc phạm vi quản lý, báo cáo gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Cục Kế hoạch - Tài chính) để theo dõi, quản lý.
4. Đối với các tài sản công khác, Thủ trưởng đơn vị quyết định thu hồi đối với tài sản do mình quyết định đầu tư, mua sắm theo thẩm quyền được phân cấp tại Điều 6 Quy định này.
Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thu hồi loại tài sản công sau:
- Ô tô, phương tiện vận tải, tài sản khác (không phải là trụ sở làm việc) của đơn vị thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính đối với tài sản có giá trị (nguyên giá theo sổ kế toán) từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
- Tài sản có tổng giá trị tài sản (nguyên giá theo sổ kế toán) từ 3.000 triệu đồng trở lên.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quyền quyết định thu hồi những tài sản công nào trong ngành Kiểm sát nhân dân? (Hình từ Internet)
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được điều chuyển tài sản công giữa các đơn vị nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Quy định về việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định về thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công như sau:
Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định điều chuyển tài sản công giữa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý đối với các tài sản là trụ sở làm việc, ô tô, phương tiện vận tải và tài sản khác có giá trị (nguyên giá theo sổ kế toán) từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
2. Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính quyết định điều chuyển tài sản công của đơn vị dự toán trong ngành Kiểm sát nhân dân đối với tài sản không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này có giá trị (nguyên giá theo sổ kế toán) đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản.
3. Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ trưởng các đơn vị dự toán trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chuyển tài sản công giữa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý đối với các tài sản không thuộc quy định tại Khoản 1, 2 Điều này, báo cáo gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Cục Kế hoạch - Tài chính) để theo dõi, quản lý
4. Đối với tài sản khác của đơn vị, cấp nào quyết định đầu tư, mua sắm thì cấp đó quyết định điều chuyển trong phạm vi nội bộ đơn vị.
Như vậy, theo quy định thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định điều chuyển tài sản công giữa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý đối với các tài sản là trụ sở làm việc, ô tô, phương tiện vận tải và tài sản khác có giá trị (nguyên giá theo sổ kế toán) từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có được quyết định bán tài sản công của ngành Kiểm sát nhân dân hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Quy định về việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định về thẩm quyền quyết định bán tài sản công như sau:
Thẩm quyền quyết định bán tài sản công
1. Đối với tài sản công là trụ sở làm việc của đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân: Thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định bán tài sản công của ngành Kiểm sát nhân dân đối với tài sản là ô tô, phương tiện vận tải và tài sản khác có giá trị (nguyên giá theo sổ kế toán) từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc tổng giá trị từ 3.000 triệu đồng trở lên trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính.
3. Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ trưởng các đơn vị dự toán trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định bán tài sản công của đơn vị mình và các đơn vị thuộc phạm vi quản lý đối với các tài sản công khác không thuộc quy định tại Khoản 1, 2 Điều này, báo cáo gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Cục Kế hoạch - Tài chính) để theo dõi, quản lý.
4. Đối với các tài sản khác (không thuộc quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này) của đơn vị cấp nào quyết định đầu tư, mua sắm thì cấp đó có thẩm quyền quyết định bán.
Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quyền quyết định bán tài sản công của ngành Kiểm sát nhân dân tài sản là ô tô, phương tiện vận tải và tài sản khác có giá trị (nguyên giá theo sổ kế toán) từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc tổng giá trị từ 3.000 triệu đồng trở lên trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu lời chúc tốt nghiệp đại học ngắn gọn, hài hước dành cho bạn thân? Học xong bao nhiêu tín chỉ mới được tốt nghiệp đại học?
- Chuyển tải là gì? Chỉ được chuyển tải trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan khi nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã? Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã là gì?
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?