Viện trưởng VKSND tối cao thành lập tổ Kiểm sát viên VKSND tối cao khi không giữ chức vụ lãnh đạo và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của Kiểm sát viên khi nào?
- Kiểm sát viên VKSND tối cao khi không giữ chức vụ lãnh đạo và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của Kiểm sát viên thực hiện chế độ làm việc như thế nào?
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thành lập tổ Kiểm sát viên VKSND tối cao khi nào?
- Kiểm sát viên VKSND tối cao khi không giữ chức vụ lãnh đạo và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của Kiểm sát viên thực hiện chế độ báo cáo như thế nào?
Kiểm sát viên VKSND tối cao khi không giữ chức vụ lãnh đạo và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của Kiểm sát viên thực hiện chế độ làm việc như thế nào?
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao gọi chung là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo khoản 1 Điều 1 Quy chế tạm thời về chế độ làm việc của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Ban hành kèm theo Quyết định 296/QĐ-VKSTC năm 2017.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Quy chế tạm thời về chế độ làm việc của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Ban hành kèm theo Quyết định 296/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Chế độ làm việc của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện chế độ làm việc của công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và quy định của pháp luật khác liên quan đến chức danh Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
...
Theo đó, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi không giữ chức vụ lãnh đạo và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của Kiểm sát viên thực hiện chế độ làm việc của công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và quy định của pháp luật khác liên quan đến chức danh Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Hình từ Internet)
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thành lập tổ Kiểm sát viên VKSND tối cao khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Quy chế tạm thời về chế độ làm việc của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Ban hành kèm theo Quyết định 296/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Chế độ làm việc của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao
...
2. Trường hợp có từ 03 Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao trở lên thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thành lập tổ Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cử Tổ trưởng để điều hành công việc của tổ.
Tổ Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy của Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nhưng chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
...
Như vậy, trường hợp có từ 03 Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi không giữ chức vụ lãnh đạo và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của Kiểm sát viên trở lên thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thành lập tổ Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cử Tổ trưởng để điều hành công việc của tổ.
Tổ Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy của Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nhưng chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao gọi chung là lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo khoản 1 Điều 3 Quy chế tạm thời Ban hành kèm theo Quyết định 296/QĐ-VKSTC năm 2017.
Kiểm sát viên VKSND tối cao khi không giữ chức vụ lãnh đạo và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của Kiểm sát viên thực hiện chế độ báo cáo như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Quy chế tạm thời về chế độ làm việc của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Ban hành kèm theo Quyết định 296/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Chế độ làm việc của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao
...
3. Hằng năm, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổ kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và định kỳ có báo cáo công tác theo quy định chung của Ngành.
Trường hợp đột xuất, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được giao thực hiện nhiệm vụ cụ thể thì phải có báo cáo riêng về việc thực hiện nhiệm vụ đó.
Chương trình, kế hoạch, báo cáo công tác của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổ Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được gửi trực tiếp cho lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đồng thời gửi Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để tổng hợp.
Như vậy, hằng năm, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổ kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và định kỳ có báo cáo công tác theo quy định chung của Ngành.
Trường hợp đột xuất, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được giao thực hiện nhiệm vụ cụ thể thì phải có báo cáo riêng về việc thực hiện nhiệm vụ đó.
Chương trình, kế hoạch, báo cáo công tác của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổ Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được gửi trực tiếp cho lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đồng thời gửi Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để tổng hợp.
* VKSND tối cao là từ viết tắt của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Dự án đầu tư xây dựng mới cảng hàng không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nào?
- Lịch tháng 1 năm 2025 Âm và Dương chi tiết như thế nào? Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày bao nhiêu tháng 1/2025?
- Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện bắt buộc để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam đúng không?
- Kỷ luật trong Đảng là gì? Đảng viên bị bệnh gì được hoãn xử lý kỷ luật? 12 Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng?