Vợ bán đất là tài sản chung của vợ chồng thì có cần chồng là người nước ngoài ký tên hay không? Nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng ra sao?
Vợ bán đất là tài sản chung của vợ chồng thì có cần chồng là người nước ngoài ký tên hay không?
Theo thông tin trên thì chồng là người nước ngoài, kết hôn ở Việt Nam thì chế độ tài sản sẽ áp dụng theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Theo đó, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp khác Luật quy định; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Có thể thấy rằng quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Cho nên đất kia là tài sản chung của hai vợ chồng. Từ đó khi chị muốn thực hiện một giao dịch chuyển nhượng buôn bán nào thì cần phải có chữ ký của hai vợ chồng thì mới có thể thực hiện được giao dịch đó.
Đồng thời tại Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nếu trường hợp trước đó chồng chị đã lập thành văn bản ký xác nhận là từ chối quyền và nghĩa vụ đối với tài sản đó tức không đứng tên mảnh đất đó và để cho người vợ đứng tên thì trong trường hợp này người vợ có thể mua bán, giao dịch chuyển nhượng mảnh đất mà không cần phải có chữ ký hoặc sự có mặt của người chồng.
Lưu ý: Vấn đề tài sản nếu trường hợp người vợ đứng tên thay cho chồng trên mảnh đất đó sẽ không đồng nghĩa với việc mảnh đất đó sẽ thuộc toàn quyền về người vợ. Theo quy định tham khảo tại khoản 2 Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Tài sản chung (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Như vậy, có thể thấy rằng tài sản chung của vợ chồng sẽ phải có các nghĩa vụ như sau:
(1) Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
(2) Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
(3) Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
(4) Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
(5) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
(6) Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Tài sản chung của vợ chồng được đưa vào kinh doanh như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Tài sản chung được đưa vào kinh doanh
Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.
Như vậy, trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản chung của vợ chồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?