Vợ có thai với người khác, chồng có được quyền đơn phương ly hôn không? Chồng hết bị hạn chế quyền yêu cầu đơn phương ly hôn thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
- Vợ có thai với người khác, chồng có được quyền đơn phương ly hôn không?
- Hết bị hạn chế quyền yêu cầu đơn phương ly hôn thì chồng cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ gì?
- Chồng hết bị hạn chế quyền yêu cầu đơn phương ly hôn thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
- Tài sản chung của vợ chồng khi đơn phương ly hôn được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố nào?
Vợ có thai với người khác, chồng có được quyền đơn phương ly hôn không?
Căn cứ Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc đơn phương ly hôn như sau:
"Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi."
Đối chiếu quy định trên, pháp luật chỉ hạn chế quyền ly hôn của chồng, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp:
- Vợ đang mang thai
- Vợ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Khi người vợ đang mang thai trong thời kỳ hôn nhân thì người chồng không được quyền đơn phương ly hôn.
Nếu muốn ly hôn thì người chồng phải chờ khi con đã quá 12 tháng tuổi.
Do đó, trường hợp của bạn ngay cả khi đứa con vợ bạn mang thai không phải của bạn thì bạn vẫn không được quyền yêu cầu đơn phương ly hôn.
Nếu muốn bạn muốn đơn phương ly hôn bạn phải chờ đến khi con đủ 12 tháng tuổi thì sẽ không còn hạn chế này nữa và bạn có quyền yêu cầu ly hôn.
Tải về mẫu đơn xin ly hôn đơn phương mới nhất 2023: Tại Đây
Vợ mang thai con người khác (Hình từ Internet)
Hết bị hạn chế quyền yêu cầu đơn phương ly hôn thì chồng cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ gì?
Đối với trường hợp ly hôn đơn phương thì cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin ly hôn đơn phương (theo Mẫu số 23-DS ban hành tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP)
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)
- Giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu của vợ chồng (bản sao có chứng thực)
- Sổ hộ khẩu của vợ chồng (bản sao có chứng thực)
- Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực)
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (nếu có).
Chồng hết bị hạn chế quyền yêu cầu đơn phương ly hôn thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
..."
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ như sau:
"a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
..."
Như vậy, chồng có thể nộp đơn yêu cầu ly hôn tại Tòa án cấp huyện nơi vợ bạn cư trú, làm việc, nếu có thỏa thuận lựa chọn Tòa án nơi chồng cư trú thì nộp đơn tại Tòa cấp huyện nơi chồng cư trú, làm việc.
Tài sản chung của vợ chồng khi đơn phương ly hôn được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:
"2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng."
Như vậy, tài sản chung của vợ chồng khi đơn phương ly hôn được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố nêu trên.
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đơn phương ly hôn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?