Vợ mất viên chức nam công tác tại Viện kiểm sát nhân dân nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì có được thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác không?
- Vợ mất viên chức nam công tác tại Viện kiểm sát nhân dân nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì có được thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác không?
- Viên chức nam đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân phải được chuyển đổi vị trí công tác khi làm việc tại các vị trí công tác nào?
- Ai có quyền chuyển đổi vị trí công tác đối với viên chức nam đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân?
Vợ mất viên chức nam công tác tại Viện kiểm sát nhân dân nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì có được thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Quy định về chuyển đổi vị trí công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
1. Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
2. Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
3. Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên; người đang biệt phái.
4. Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác, trừ trường hợp theo nguyện vọng của công chức.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, viên chức nam công tác tại Viện kiểm sát nhân dân nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất thì chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác.
Vợ mất viên chức nam công tác tại Viện kiểm sát nhân dân nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì có được thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác không? (Hình từ Internet)
Viên chức nam đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân phải được chuyển đổi vị trí công tác khi làm việc tại các vị trí công tác nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quy định về chuyển đổi vị trí công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định về chuyển đổi vị trí công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
Vị trí công tác định kỳ chuyển đổi
Người có chức vụ, quyền hạn phải được chuyển đổi vị trí công tác là người làm việc tại vị trí công tác sau đây:
1. Trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân các cấp gồm:
a) Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; điều tra; truy tố; xét xử vụ án hình sự;
b) Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; thi hành án dân sự, hành chính; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp;
c) Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự và kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp;
d) Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp.
2. Trong công tác tổ chức cán bộ, công tác thi đua khen thưởng gồm:
a) Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền tiếp nhận, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức;
b) Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức; thi tuyển Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên; thi nâng ngạch công chức, viên chức; thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
c) Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổ chức bộ máy, biên chế, số lượng chức danh tư pháp;
d) Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức thi đua, khen thưởng, kỷ luật;
đ) Phân bổ chỉ tiêu đào tạo;
e) Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương đối với công chức, viên chức, người lao động.
3. Trong công tác quản lý ngân sách, tài sản trong cơ quan, đơn vị gồm:
a) Lập, xây dựng định mức phân bổ ngân sách; thực hiện phân bổ, điều chỉnh dự toán ngân sách;
b) Kế toán;
c) Mua sắm công;
d) Thẩm định báo cáo, đề xuất chủ trương đầu tư và dự thảo quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án trong Ngành;
đ) Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ tài chính kế toán, quản lý, sử dụng ngân sách; xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán đối với các đơn vị dự toán trong Ngành.
...
Theo đó, viên chức nam đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân phải được chuyển đổi vị trí công tác khi làm việc tại các vị trí công tác nêu trên.
Ai có quyền chuyển đổi vị trí công tác đối với viên chức nam đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân?
Theo quy định tại Điều 6 Quy định về chuyển đổi vị trí công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Thẩm quyền chuyển đổi vị trí công tác
Thẩm quyền chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức thực hiện theo phân cấp quản lý công chức, viên chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Như vậy, thẩm quyền chuyển đổi vị trí công tác đối với viên chức nam đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân theo phân cấp quản lý viên chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Viện kiểm sát nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?