Vụ Công tác thanh niên thuộc Bộ Nội vụ là đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện những công việc gì?
Vụ Công tác thanh niên thuộc Bộ Nội vụ thực hiện những chức năng gì?
Theo Điều 1 Quyết định 625/QĐ-BNV năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Công tác thanh niên do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Công tác thanh niên là tổ chức của Bộ Nội vụ, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về thanh niên.
Theo đó, Vụ Công tác thanh niên thuộc Bộ Nội vụ có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về thanh niên.
Vụ Công tác thanh niên thuộc Bộ Nội vụ (Hình từ Internet)
Vụ Công tác thanh niên thuộc Bộ Nội vụ là đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện những công việc gì?
Theo khoản 2 Điều 2 Quyết định 625/QĐ-BNV năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Công tác thanh niên do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
2. Làm đầu mối giúp Bộ trưởng thực hiện các công việc sau:
a) Triển khai, thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên theo phân công của cấp có thẩm quyền;
b) Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên; lồng ghép cơ chế, chính sách đối với thanh niên và công tác thanh niên khi xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành và địa phương;
c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc giải quyết những vấn đề liên ngành về thanh niên và công tác thanh niên;
d) Chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc hoạt động quản lý nhà nước về thanh niên trong hệ thống hành chính nhà nước;
...
Theo đó, Vụ Công tác thanh niên thuộc Bộ Nội vụ là đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện những công việc như sau:
- Triển khai, thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên theo phân công của cấp có thẩm quyền;
- Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên; lồng ghép cơ chế, chính sách đối với thanh niên và công tác thanh niên khi xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành và địa phương;
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc giải quyết những vấn đề liên ngành về thanh niên và công tác thanh niên;
- Chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên;
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc hoạt động quản lý nhà nước về thanh niên trong hệ thống hành chính nhà nước.
Vụ Công tác thanh niên thuộc Bộ Nội vụ làm việc theo chế độ gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Quyết định 625/QĐ-BNV năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Công tác thanh niên do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành như sau:
Tổ chức và chế độ làm việc
1. Vụ có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng và các công chức.
2. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 và có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
a) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Vụ và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về mọi mặt công tác của Vụ;
b) Phân công nhiệm vụ, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó Vụ trưởng và các công chức trong Vụ;
c) Ký thừa lệnh Bộ trưởng để trả lời, giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ và yêu cầu cung cấp thông tin của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hoặc cá nhân theo chức năng, nhiệm vụ của Vụ;
d) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ, các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ;
đ) Thực hiện chế độ thông tin đối với công chức trong Vụ theo quy chế làm việc của Bộ;
e) Quyết định các nội dung báo cáo, sơ kết, tổng kết, kiến nghị với Bộ trưởng chủ trương, giải pháp trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Vụ;
g) Tổ chức thực hiện Quy chế làm việc của Bộ; quản lý công chức và tài sản theo phân cấp của Bộ.
3. Phó Vụ trưởng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và giúp Vụ trưởng phụ trách về một hoặc một số lĩnh vực công tác theo phân công của Vụ trưởng; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được phân công.
Vụ trưởng phân công một Phó Vụ trưởng thường trực điều hành công việc của Vụ trong thời gian Vụ trưởng đi vắng.
4. Công chức trong Vụ thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về thực hiện những nhiệm vụ được phân công.
5. Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp với chế độ thủ trưởng; trong trường hợp Lãnh đạo Bộ làm việc trực tiếp với Phó Vụ trưởng hoặc chuyên viên thì Phó Vụ trưởng, chuyên viên có trách nhiệm thực hiện ý kiến của Lãnh đạo Bộ và sau đó báo cáo kịp thời với Vụ trưởng.
Theo đó, Vụ Công tác thanh niên thuộc Bộ Nội vụ làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp với chế độ thủ trưởng.
Trong trường hợp Lãnh đạo Bộ làm việc trực tiếp với Phó Vụ trưởng hoặc chuyên viên thì Phó Vụ trưởng, chuyên viên có trách nhiệm thực hiện ý kiến của Lãnh đạo Bộ và sau đó báo cáo kịp thời với Vụ trưởng.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ Nội vụ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Dự án đầu tư xây dựng mới cảng hàng không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nào?
- Lịch tháng 1 năm 2025 Âm và Dương chi tiết như thế nào? Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày bao nhiêu tháng 1/2025?
- Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện bắt buộc để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam đúng không?
- Kỷ luật trong Đảng là gì? Đảng viên bị bệnh gì được hoãn xử lý kỷ luật? 12 Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng?