Vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì được hiểu như thế nào? Khi có biểu hiện của việc ngộ độc thực phẩm thì người dân có thể đi khai báo ở đâu?
Vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế Điều tra ngộ độc thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 39 /2006/QĐ-BYT như sau:
“ Ngộ độc thực phẩm” là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
Theo đó, ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
Bên cạnh đó thì tại khoản 2 Điều 3 Quy chế Điều tra ngộ độc thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 39/2006/QĐ-BYT như sau:
“Vụ ngộ độc thực phẩm” là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra với 2 người trở lên có dấu hiệu ngộ độc khi ăn cùng một loại thực phẩm tại cùng một địa điểm, thời gian. Trường hợp chỉ có một người mắc và bị tử vong cũng được coi là một vụ ngộ độc thực phẩm.
Như vậy, vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì tình trạng ngộ độc cấp xảy ra với 2 người trở lên có dấu hiệu ngộ độc khi ăn bánh mì tại cùng một địa điểm, thời gian.
* Lưu ý: Trường hợp chỉ có một người mắc và bị tử vong cũng được coi là một vụ ngộ độc thực phẩm.
Vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì là gì? Khi có biểu hiện của việc ngộ độc thực phẩm thì người dân có thể đi khai báo ở đâu? (Hình từ Internet)
Khi phát hiện vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì thì phải thực hiện điều tra theo nguyên tắc nào?
Tại khoản 9 Điều 3 Quy chế Điều tra ngộ độc thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 39/2006/QĐ-BYT như sau:
“Điều tra ngộ độc thực phẩm” là quá trình thực hiện các nội dung điều tra ban hành theo Quyết định này để xác định cơ sở nguyên nhân, bữa ăn nguyên nhân, thức ăn nguyên nhân và căn nguyên ngộ độc thực phẩm.
Bên cạnh đó, tại Điều 4 Quy chế Điều tra ngộ độc thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 39/2006/QĐ-BYT về các nguyên tắc chung khi điều tra ngộ độc thực phẩm như sau:
Nguyên tắc 1. Nắm vững tình hình dịch tễ của địa phương để có hướng phân biệt ngộ độc thực phẩm hay là dịch, tránh nhầm lẫn.
Nguyên tắc 2. Điều tra trước khi bị ngộ độc 48 giờ hoặc ít nhất là 24 giờ thông qua:
+ Bệnh nhân (nếu còn tỉnh)
+ Những người xung quanh để nắm được các thông tin liên quan đến người bị ngộ độc thực phẩm đã ăn, uống những gì, các biểu hiện trong thời gian 24 - 48 giờ kể từ khi thực phẩm được ăn, uống.
Nguyên tắc 3. Khai thác và nắm vững các triệu chứng lâm sàng để xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.
Nguyên tắc 4. Phải lưu giữ thức ăn khả nghi, chất nôn, chất rửa dạ dày - ruột, nước tiểu, phân...của người bị ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu theo quy định gửi về Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Viện chuyên ngành để xét nghiệm.
Nguyên tắc 5. Điều tra tình hình vệ sinh môi trường, tình hình cung cấp thực phẩm, nơi chế biến, nơi bảo quản thực phẩm, nhân viên phục vụ ăn uống...theo mẫu biểu quy định để giúp cho việc xác định nguồn gốc và nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.
Nguyên tắc 6. Nếu nghi ngờ ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật cần tiến hành các xét nghiệm cần thiết đối với người bị ngộ độc, xét nghiệm và điều tra nhân viên phục vụ ăn uống.
Nguyên tắc 7. Trường hợp có tử vong phải kết hợp với cơ quan Công an và cơ quan Pháp y tiến hành điều tra giải phẫu bệnh lý, lấy dịch trong đường tiêu hoá, máu, tim, phổi của những người bị tử vong để xét nghiệm.
Nguyên tắc 8. Việc xét nghiệm mẫu bệnh phẩm cần phải tiến hành ngay sau khi nhận được mẫu gửi đến. Tuỳ theo dấu hiệu nghi ngờ để có chỉ định xét nghiệm thích hợp.
Nguyên tắc 9. Sau khi có kết quả điều tra tại thực địa, phải tổng hợp phân tích xác định được thời gian, địa điểm xảy ra ngộ độc, số người ăn, số người mắc, số người chết, số người phải vào viện, bữa ăn nguyên nhân, thức ăn nguyên nhân, cơ sở nguyên nhân và căn nguyên, đồng thời phải đề ra được các biện pháp xử lý và phòng ngừa.
Do đó, khi phát hiện vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì thì phải thực hiện điều tra theo 9 nguyên tắc trên.
Khi có biểu hiện của việc ngộ độc thực phẩm thì người dân có thể đi khai báo ở đâu?
Bên cạnh đó, tại Điều 5 Quy chế Điều tra ngộ độc thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 39 /2006/QĐ-BYT về việc khai báo và báo cáo ngộ độc thực phẩm như sau:
- Bất kể ai, khi bị hoặc phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh truyền qua thực phẩm đều phải khai báo ngay cho cơ quan Y tế gần nhất:
- Trạm Y tế xã, phường.
- Phòng Y tế quận, huyện (hoặc Trung tâm Y tế dự phòng).
- Sở Y tế hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố.
- Các viện khu vực (Viện Dinh Dưỡng, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên).
- Cục An toàn thực phẩm.
Nội dung khai báo theo mẫu M1 quy định tại Quyết định số 01/2006/QĐ-BYT (Tuy nhiên văn bản này hiện nay đã hết hiệu lực)
Như vậy, khi có biểu hiện của việc ngộ độc thực phẩm thì người dân có thể đi khai báo tại các địa điểm y tế kể trên nhanh nhất để được đảm bảo an toàn về sức khỏe.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngộ độc thực phẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
- Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo nhà chung cư phải có chỉ tiêu nào? Có thể lập quy hoạch đồng thời với đánh giá chất lượng nhà chung cư không?
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?