Vụ Pháp chế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác xây dựng pháp luật?
Vụ Pháp chế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện những chức năng gì?
Theo Điều 1 Quyết định 1128/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Pháp chế là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai, phát triển nông thôn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức thực hiện công tác pháp chế của Bộ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Vụ Pháp chế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện những công việc sau:
- Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai, phát triển nông thôn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
- Tổ chức thực hiện công tác pháp chế của Bộ theo quy định của pháp luật.
Vụ Pháp chế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hình từ Internet)
Vụ Pháp chế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác xây dựng pháp luật?
Theo khoản 2 Điều 2 Quyết định 1128/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
2. Về xây dựng pháp luật:
a) Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị định của Chính phủ do Bộ chủ trì soạn thảo theo phân công của Bộ trưởng;
b) Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) hàng năm của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt;
c) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo văn bản QPPL theo sự phân công của Bộ trưởng;
d) Chủ trì thẩm định dự thảo văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng;
đ) Rà soát, kiểm tra hồ sơ dự thảo văn bản QPPL do các Cục, Vụ tổ chức liên quan chuẩn bị để trình Bộ trưởng trước khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
e) Chủ trì hoặc phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan giúp Bộ trưởng tham gia góp ý đối với dự thảo văn bản QPPL được gửi xin ý kiến;
g) Chủ trì hoặc phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan tổ chức truyền thông, tiếp thị chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản QPPL;
h) Chủ trì, tổng hợp nội dung quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ chủ trì soạn thảo; tham mưu trình Lãnh đạo Bộ phân công đơn vị soạn thảo;
i) Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan xử lý Phiếu lấy ý kiến Thành viên Chính phủ;
k) Tổng hợp kết quả, tiến độ xây dựng văn bản QPPL định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Bộ trưởng.
...
Theo đó, trong công tác xây dựng pháp luật, Vụ Pháp chế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị định của Chính phủ do Bộ chủ trì soạn thảo theo phân công của Bộ trưởng;
- Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt;
- Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng;
- Chủ trì thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng;
- Rà soát, kiểm tra hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các Cục, Vụ tổ chức liên quan chuẩn bị để trình Bộ trưởng trước khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Chủ trì hoặc phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan giúp Bộ trưởng tham gia góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được gửi xin ý kiến;
- Chủ trì hoặc phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan tổ chức truyền thông, tiếp thị chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
- Chủ trì, tổng hợp nội dung quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ chủ trì soạn thảo; tham mưu trình Lãnh đạo Bộ phân công đơn vị soạn thảo;
- Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan xử lý Phiếu lấy ý kiến Thành viên Chính phủ;
- Tổng hợp kết quả, tiến độ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Bộ trưởng.
Vụ Pháp chế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những chức danh lãnh đạo nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 1128/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Vụ:
a) Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định;
...
Theo đó, lãnh đạo Vụ Pháp chế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vụ Pháp chế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất chưa có hiệu lực thi hành thì được tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất không?
- Thành viên hộ gia đình là người 17 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền cho hộ gia đình không?
- Đội tuyên truyền giải phóng quân khi thành lập ai làm đội trưởng? Chức năng nhiệm vụ của Quân đội nhân dân như thế nào?
- Hướng dẫn ghi Mẫu 08 Nghị định 98 chi tiết, cụ thể? Tải về file word Mẫu 08 Nghị định 98 mới nhất?
- Mẫu quy trình nghỉ phép, nghỉ việc riêng dành cho người lao động trong doanh nghiệp? Số ngày nghỉ không hưởng lương theo luật lao động?