Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng khi thuộc trường hợp nào theo quy định pháp luật?
Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng khi thuộc trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 26/2024/TT-BCA về việc phân loại tai nạn giao thông như sau:
Phân loại tai nạn giao thông
Theo mức độ hậu quả thiệt hại về người và tài sản thì tai nạn giao thông gồm vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng và vụ va chạm giao thông
1. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên.
2. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Làm chết 01 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
...
Theo đó, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Làm chết 01 người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng khi thuộc trường hợp nào theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Một vụ tai nạn giao thông có xảy ra đối với nhiều đối tượng tham gia giao thông không?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 26/2024/TT-BCA về nguyên tắc thống kê, tổng hợp, xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông như sau:
Nguyên tắc thống kê, tổng hợp, xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông
1. Bảo đảm khách quan, trung thực, chính xác, đầy đủ, kịp thời, theo tiến độ điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông và yêu cầu nghiệp vụ khác.
2. Thống nhất về chỉ tiêu thống kê, biểu mẫu thống kê; có phân tích, so sánh.
3. Không trùng lặp, chồng chéo giữa các thông tin thống kê; phải thống kê đầy đủ các trường thông tin bắt buộc theo biểu mẫu báo cáo vụ tai nạn giao thông quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư này.
4. Một lần hoặc nhiều lần va chạm liên tiếp giữa các đối tượng tham gia giao thông tại một địa điểm nhất định thì được gọi là một vụ tai nạn giao thông. Một vụ tai nạn giao thông xảy ra đối với một hoặc nhiều đối tượng tham gia giao thông.
...
Đối chiếu theo quy định trên, có thể thấy một vụ tai nạn giao thông không chỉ xảy ra ở một đối tượng mà có thể xảy ra đối với nhiều đối tượng tham gia giao thông.
Theo đó, một lần hoặc nhiều lần va chạm liên tiếp giữa các đối tượng tham gia giao thông tại một địa điểm nhất định thì được gọi là một vụ tai nạn giao thông.
Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tai nạn giao thông được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 22/2019/TT-BYT thì nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tai nạn giao thông được quy định như sau:
- Tổng tỷ lệ % TTCT của một người phải nhỏ hơn 100%.
- Mỗi bộ phận cơ thể bị tổn thương chỉ được tính tỷ lệ % TTCT một lần. Trường hợp bộ phận này bị tổn thương nhưng gây biến chứng, di chứng sang bộ phận thứ hai đã được xác định thì tính thêm tỷ lệ % TTCT do biến chứng, di chứng tổn thương ở bộ phận thứ hai.
- Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được ghi trong các Bảng tỷ lệ % TTCT thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.
- Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy đến hai chữ số hàng thập phân, ở kết quả cuối cùng thì làm tròn để có tổng tỷ lệ % TTCT là số nguyên (nếu số hàng thập phân bằng hoặc lớn hơn 0,5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị).
- Khi tính tỷ lệ % TTCT của một bộ phận cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ % TTCT đối với bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó.
Ví dụ: Một người đã bị cắt thận phải trước đó, nếu lần này bị chấn thương phải cắt thận trái thì tỷ lệ % TTCT được tính là mất cả hai thận.
- Khi giám định, căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của người cần giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khung tỷ lệ tương ứng với Bảng tỷ lệ % TTCT.
- Đối với các bộ phận cơ thể đã bị mất chức năng, nay bị tổn thương thì tỷ lệ % TTCT được tính bằng 30% tỷ lệ % TTCT của bộ phận đó.
- Trường hợp trên cùng một người cần giám định mà vừa phải giám định pháp y lại vừa phải giám định pháp y tâm thần (theo quyết định trưng cầu/yêu cầu), thì tổ chức giám định thực hiện giám định sau tổng hợp (cộng) tỷ lệ % TTCT của người cần giám định theo phương pháp xác định tỷ lệ % TTCT quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tai nạn giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?