Vùng bờ biển bị xói lở thuộc rừng phòng hộ chắn sóng thì có được phép sản xuất nông lâm ngư nghiệp kết hợp hay không?
- Chiều rộng đai rừng phòng hộ chắn sóng đối với vùng bờ biển bị xói lở là bao nhiêu?
- Có được phép sản xuất nông lâm ngư nghiệp kết hợp ở vùng bờ biển bị xói lở thuộc rừng phòng hộ chắn sóng hay không?
- Có được chăn thả gia súc trên đất diện tích đất rừng phòng hộ chắn sóng đang trong thời kì chăm sóc hay không?
Chiều rộng đai rừng phòng hộ chắn sóng đối với vùng bờ biển bị xói lở là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP về tiêu chí rừng phòng hộ như sau:
Tiêu chí rừng phòng hộ
...
b) Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phía sau đai rừng quy định tại điểm a khoản này: chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 40 m trong trường hợp vùng cát có diện tích từ 100 ha trở lên hoặc vùng cát di động hoặc vùng cát có độ dốc từ 25 độ trở lên. Chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 30 m trong trường hợp vùng cát có diện tích dưới 100 ha hoặc vùng cát ổn định hoặc vùng cát có độ dốc dưới 25 độ.
5. Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Đối với vùng bờ biển bồi tụ hoặc ổn định, chiều rộng của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 300 m đến 1.000 m tùy theo từng vùng sinh thái;
b) Đối với vùng bờ biển bị xói lở, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển là 150 m;
c) Đối với vùng cửa sông, chiều rộng của đai rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển tối thiểu là 20 m tính từ chân đê và có ít nhất từ 3 hàng cây trở lên;
d) Đối với vùng đầm phá ven biển, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển ở nơi có đê là 100 m, nơi không có đê là 250 m.
...
Như vậy, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phòng hộ chắn sóng đối với vùng bờ biển bị xói lở là 150 m.
Có được phép sản xuất nông lâm ngư nghiệp kết hợp ở vùng bờ biển bị xói lở thuộc rừng phòng hộ chắn sóng hay không? (Hình từ Internet)
Có được phép sản xuất nông lâm ngư nghiệp kết hợp ở vùng bờ biển bị xói lở thuộc rừng phòng hộ chắn sóng hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Nghị định 156/2018/NĐ-CP về sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ như sau:
Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
1. Nguyên tắc
a) Không thực hiện sản xuất lâm, nông ngư nghiệp kết hợp ở rừng phòng hộ đầu nguồn có độ dốc trên 30 độ; vùng bờ biển bị xói lở thuộc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
b) Sử dụng hiệu quả không gian, môi trường rừng để thực hiện sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp;
c) Hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng tham gia hoạt động lâm nghiệp.
2. Đối với khu rừng phòng hộ đã có rừng
Chủ rừng, bên nhận khoán ổn định là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng phòng hộ, nhưng không được làm suy giảm diện tích rừng, chất lượng, ảnh hưởng đến tái sinh rừng và khả năng phòng hộ của rừng.
...
Như vậy, theo quy định trên thì không được phép sản xuất nông lâm ngư nghiệp kết hợp ở vùng bờ biển bị xói lở thuộc rừng phòng hộ chắn sóng.
Có được chăn thả gia súc trên đất diện tích đất rừng phòng hộ chắn sóng đang trong thời kì chăm sóc hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 Nghị định 156/2018/NĐ-CP về bảo vệ rừng phòng hộ như sau:
Bảo vệ rừng phòng hộ
1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
a) Việc bảo vệ hệ sinh thái rừng thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Lâm nghiệp;
b) Không tiến hành các hoạt động sau đây trong rừng phòng hộ: các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng; khai thác trái phép tài nguyên sinh vật và các tài nguyên thiên nhiên khác; gây ô nhiễm môi trường; mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy trái quy định của pháp luật vào rừng; chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trên diện tích mới trồng rừng, đang trong thời kỳ chăm sóc.
2. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
a) Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp; quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
b) Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng phòng hộ phải được bảo vệ, không thực hiện các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng.
3. Thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Chương IV của Nghị định này.
4. Thực hiện các quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng phòng hộ quy định tại Điều 40 của Luật Lâm nghiệp.
Như vậy, đối với diện tích đất rừng phòng hộ chắn sóng đang trong thời kỳ chăm sóc thì không được phép chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Rừng phòng hộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?