Xác định giá thuê nhà ở sinh viên phải đảm bảo các nguyên tắc nào? Tải Mẫu đơn đề nghị thuê nhà ở sinh viên mới nhất?
Mẫu đơn đề nghị thuê nhà ở sinh viên mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BXD quy định như sau:
Tải Mẫu đơn đề nghị thuê nhà ở sinh viên mới nhất tại đây.
Thuê nhà ở sinh viên (Hình từ Internet)
Xác định giá thuê nhà ở sinh viên phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Theo Điều 19 Thông tư 19/2016/TT-BXD quy định nguyên tắc xác định giá thuê nhà ở sinh viên như sau:
Nguyên tắc xác định giá thuê nhà ở sinh viên
1. Cơ quan quản lý nhà ở sinh viên (đối với nhà ở sinh viên do các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương quản lý) hoặc Sở Xây dựng (đối với nhà ở sinh viên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý) căn cứ vào quy định tại Điều này và Điều 20 của Thông tư này để xây dựng giá thuê nhà ở sinh viên đang được giao quản lý, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP; cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở sinh viên có thể ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà ở sinh viên quyết định giá cho thuê nhà ở sinh viên.
2. Nguồn thu từ tiền cho thuê nhà ở sinh viên và thu từ dịch vụ kinh doanh trong khu nhà ở sinh viên được hạch toán và chi tiêu theo quy định của pháp luật; kinh phí thu từ dịch vụ kinh doanh (nếu có) sau khi trừ chi phí kinh doanh được sử dụng để bù đắp vào chi phí quản lý vận hành, chi phí bảo trì để giảm giá cho thuê nhà ở sinh viên.
Như vậy, xác định giá thuê nhà ở sinh viên phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Cơ quan quản lý nhà ở sinh viên (đối với nhà ở sinh viên do các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương quản lý) hoặc Sở Xây dựng (đối với nhà ở sinh viên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý) căn cứ vào quy định tại Điều này và Điều 20 của Thông tư này để xây dựng giá thuê nhà ở sinh viên đang được giao quản lý, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định 99/2015/NĐ-CP;
Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở sinh viên có thể ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà ở sinh viên quyết định giá cho thuê nhà ở sinh viên.
- Nguồn thu từ tiền cho thuê nhà ở sinh viên và thu từ dịch vụ kinh doanh trong khu nhà ở sinh viên được hạch toán và chi tiêu theo quy định của pháp luật; kinh phí thu từ dịch vụ kinh doanh (nếu có) sau khi trừ chi phí kinh doanh được sử dụng để bù đắp vào chi phí quản lý vận hành, chi phí bảo trì để giảm giá cho thuê nhà ở sinh viên.
Ban tự quản nhà ở sinh viên có quyền và trách nhiệm như thế nào?
Tại Điều 21 Thông tư 19/2016/TT-BXD, khoản 3 Điều 1 Thông tư 07/2021/TT-BXD quy định như sau:
Tổ chức quản lý vận hành nhà ở sinh viên
2. Nhà ở sinh viên phải có Ban tự quản do Hội nghị sinh viên trong khu nhà ở bầu ra hàng năm và được đơn vị quản lý vận hành nhà ở sinh viên quyết định công nhận để thực hiện các quyền và trách nhiệm quy định tại Khoản 3 Điều này. Thành phần Ban tự quản nhà ở sinh viên có từ 05 đến 07 thành viên, bao gồm đại diện các sinh viên thuê nhà ở và đại diện Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên do các cơ sở đào tạo giới thiệu trong số sinh viên được thuê nhà ở.
3. Ban tự quản nhà ở sinh viên có các quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, vận động sinh viên chấp hành nội quy sử dụng nhà ở do đơn vị quản lý vận hành nhà ở sinh viên quy định; ngăn ngừa và báo cáo kịp thời với đơn vị quản lý vận hành để có biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm xảy ra trong khu nhà ở sinh viên;
b) Tổ chức các hoạt động giữ gìn vệ sinh, môi trường và hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao trong khu nhà ở sinh viên;
c) Định kỳ hàng tháng, Ban tự quản nhà ở sinh viên có trách nhiệm báo cáo đơn vị quản lý vận hành về tình hình sử dụng nhà ở và phản ánh những kiến nghị, đề xuất của sinh viên thuê nhà về những vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý vận hành nhà ở sinh viên.
Như vậy, Ban tự quản nhà ở sinh viên có quyền và trách nhiệm như sau:
- Tuyên truyền, vận động sinh viên chấp hành nội quy sử dụng nhà ở do đơn vị quản lý vận hành nhà ở sinh viên quy định; ngăn ngừa và báo cáo kịp thời với đơn vị quản lý vận hành để có biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm xảy ra trong khu nhà ở sinh viên;
- Tổ chức các hoạt động giữ gìn vệ sinh, môi trường và hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao trong khu nhà ở sinh viên;
- Định kỳ hàng tháng, Ban tự quản nhà ở sinh viên có trách nhiệm báo cáo đơn vị quản lý vận hành về tình hình sử dụng nhà ở và phản ánh những kiến nghị, đề xuất của sinh viên thuê nhà về những vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý vận hành nhà ở sinh viên.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?