Xâm nhập mặn được hiểu là như thế nào? Vận hành các hồ chứa nước có phải là biện pháp ứng phó với xâm nhập mặn hay không?
Xâm nhập mặn được hiểu là như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 có về các loại hình thiên tai như sau:
Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
Bên cạnh đó, căn cứ tại khoản 23 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg có quy định như sau:
Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn 4‰ xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt.
Như vậy, xâm nhập mặn là một trong các loại thiên tai tự nhiên mang tính chất bất thường với nồng độ mặn trong nước là 4%. Xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt.
Xâm nhập mặn được hiểu là như thế nào? Vận hành các hồ chứa nước có phải là biện pháp ứng phó với xâm nhập mặn hay không? (Hình từ Internet)
Vận hành các hồ chứa nước có phải là biện pháp ứng phó với xâm nhập mặn hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 có quy định về các biện pháp cơ bản ứng phó thiên tai như sau:
Các biện pháp cơ bản ứng phó thiên tai
Căn cứ vào loại thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra, Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp quyết định lựa chọn một hoặc một số biện pháp phù hợp sau đây:
...
2. Biện pháp cơ bản ứng phó đối với hạn hán và xâm nhập mặn được quy định như sau:
a) Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn;
b) Vận hành hợp lý hồ chứa nước, công trình cấp nước, ưu tiên cấp nước sinh hoạt; sử dụng tiết kiệm, chống thất thoát nước;
c) Ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm;
d) Tổ chức quan trắc độ mặn, điều hành đóng mở cống lấy nước và ngăn mặn phù hợp với tình huống cụ thể.
Theo đó, để ứng phó ứng phó thiên tai với xâm nhập mặn người dân có thể thực hiện các biện pháp như sau:
- Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn;
- Vận hành hợp lý hồ chứa nước, công trình cấp nước, ưu tiên cấp nước sinh hoạt; sử dụng tiết kiệm, chống thất thoát nước;
- Ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm;
- Tổ chức quan trắc độ mặn, điều hành đóng mở cống lấy nước và ngăn mặn phù hợp với tình huống cụ thể.
Như vậy, việc vận hành các hồ chứa nước là một trong các biện pháp cơ bản ứng phó đối với hạn hán và xâm nhập mặn trong thời kỳ nắng nóng và xâm nhập mặn diễn ra bất thường như hiện nay.
Phân cấp độ rủi ro do xâm nhập mặn ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định các cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn như sau:
Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:
+ Dự báo ranh giới độ mặn 1‰ xâm nhập sâu vào nhiều cửa sông từ trên 25 km đến 50 km tính từ cửa sông;
+ Dự báo ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập sâu vào nhiều cửa sông từ 15 km đến 25 km tính từ cửa sông ở khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ.
Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:
+ Dự báo ranh giới độ mặn 1‰ xâm nhập sâu vào nhiều cửa sông từ trên 50 km đến 90 km tính từ cửa sông;
+ Dự báo ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập sâu vào nhiều cửa sông từ trên 25 km đến 50 km tính từ cửa sông ở khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ hoặc từ 15 km đến 25 km tính từ cửa sông ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:
+ Dự báo ranh giới độ mặn 1‰ xâm nhập sâu vào nhiều cửa sông trên 90 km tính từ cửa sông;
+ Dự báo ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập sâu vào nhiều cửa sông từ trên 25 km đến 50 km tính từ cửa sông ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ hoặc từ trên 50 km đến 90 km tính từ cửa sông ở khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ.
Rủi ro thiên tai cấp độ 4 gồm các trường hợp sau:
+ Dự báo ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập sâu vào nhiều cửa sông từ trên 50 km đến 90 km tính từ cửa sông ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ;
+ Dự báo ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập sâu vào nhiều cửa sông tới hơn 90 km tính từ cửa sông.
Đối với những khu vực ven biển có thời gian xảy ra tình trạng xâm nhập mặn thường xuyên trong năm hoặc có trên 2/3 diện tích bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, việc ban hành cấp độ rủi ro sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tỉnh liên quan phối hợp xác định.
Như vậy, việc phân cấp độ rủi ro do xâm nhập mặn sẽ tùy vào các yếu tố môi trường bị ảnh hưởng và độ mặn để xem xét thiên tai đang ở cấp độ mấy trong 4 cấp độ đã trình bày trên.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xâm nhập mặn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?