Xây dựng chương trình đào tạo thường xuyên bảo đảm tính thiết thực, giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề học phải bao gồm các yếu tố nào?

Cấu trúc và nội dung giáo trình, tài liệu đào tạo thường xuyên được xây dựng như thế nào? Xây dựng chương trình đào tạo thường xuyên bảo đảm tính thiết thực, giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề học phải bao gồm các yếu tố nào? Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Thanh Mai - Long Thành.

Xây dựng chương trình đào tạo thường xuyên bảo đảm tính thiết thực, giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề học phải bao gồm các yếu tố nào?

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt chương trình đào tạo thường xuyên
1. Chương trình đào tạo thường xuyên phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề học, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tăng năng suất lao động hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo thường xuyên phải bao gồm các yếu tố:
a) Tên chương trình đào tạo;
b) Mục tiêu chương trình đào tạo;
c) Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác và yêu cầu năng lực thực hiện nghề của người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo;
d) Thời gian đào tạo: Bao gồm tổng thời gian thực hiện và thời gian cho các hoạt động (giảng dạy, thực hành, thực tập, kiểm tra);
đ) Quy trình đào tạo, điều kiện hoàn thành khóa học;
e) Phương pháp và thang điểm đánh giá.
...

Theo đó, xây dựng chương trình đào tạo thường xuyên bảo đảm tính thiết thực, giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề học, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tăng năng suất lao động hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo thường xuyên phải bao gồm các yếu tố:

- Tên chương trình đào tạo;

- Mục tiêu chương trình đào tạo;

- Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác và yêu cầu năng lực thực hiện nghề của người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo;

- Thời gian đào tạo: Bao gồm tổng thời gian thực hiện và thời gian cho các hoạt động (giảng dạy, thực hành, thực tập, kiểm tra);

- Quy trình đào tạo, điều kiện hoàn thành khóa học;

- Phương pháp và thang điểm đánh giá.

Cấu trúc và nội dung giáo trình, tài liệu đào tạo thường xuyên như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

Xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt giáo trình, tài liệu đào tạo thường xuyên
1. Cấu trúc và nội dung giáo trình, tài liệu đào tạo bao gồm:
a) Thông tin chung của giáo trình hoặc tài liệu đào tạo (tên giáo trình hoặc tài liệu đào tạo, lời giới thiệu, mục lục,...);
b) Nội dung của giáo trình hoặc tài liệu đào tạo phải cụ thể, chi tiết các kiến thức, kỹ năng, câu hỏi, bài tập, thời lượng lý thuyết và thực hành, hình thức giảng dạy;
c) Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc bài/chương và kết thúc mô - đun, chương trình đào tạo.
...

Như vậy, cấu trúc và nội dung giáo trình, tài liệu đào tạo thường xuyên được xây dựng bao gồm:

- Thông tin chung của giáo trình hoặc tài liệu đào tạo (tên giáo trình hoặc tài liệu đào tạo, lời giới thiệu, mục lục,...);

- Nội dung của giáo trình hoặc tài liệu đào tạo phải cụ thể, chi tiết các kiến thức, kỹ năng, câu hỏi, bài tập, thời lượng lý thuyết và thực hành, hình thức giảng dạy;

- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc bài/chương và kết thúc mô - đun, chương trình đào tạo.

Đào tạo thường xuyên

Đào tạo thường xuyên (Hình từ Internet)

Mục tiêu của các chương trình đào tạo thường xuyên được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

- Đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng thực hành của một chương trình đào tạo hoặc một mô - đun đào tạo theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 hoặc kiến thức, kỹ năng thực hành của một nghề hoặc một số công việc của nghề, do học viên lựa chọn nội dung học, thời gian, địa điểm học và giáo viên, người dạy nghề trực tiếp giảng dạy.

- Bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp nhằm trang bị, tăng thêm năng lực thực hiện nghề; bổ sung kiến thức mới, hoàn chỉnh các tiêu chuẩn nghề nghiệp để nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho người lao động.

- Đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề nhằm trang bị, truyền lại kiến thức, kỹ năng nghề cho học viên thông qua việc nghệ nhân, thợ giỏi trực tiếp truyền lại các kiến thức, kỹ năng cho học viên trong quá trình cùng làm việc.

- Đào tạo theo hình thức tập nghề nhằm hướng dẫn học viên thực hành nhiều lần các thao tác, kỹ năng nghề và tập làm nghề trong một thời gian nhất định để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động hoặc tự tạo việc làm.

- Bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động nhằm trang bị, tăng thêm kiến thức, năng lực thực hiện nghề, bổ sung kiến thức mới, hoàn chỉnh kỹ năng nghề theo các tiêu chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ, công việc hoặc tham gia đánh giá tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

- Chương trình chuyển giao công nghệ nhằm trang bị cho học viên các kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, gồm: phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh hoặc những phương pháp công nghiệp dùng những cá thể sống và những quy trình sinh học để sản xuất những sản phẩm cần thiết.

- Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng (sau đây gọi chung là chương trình đào tạo dưới 03 tháng) có thời gian thực học từ 100 giờ đến dưới 300 giờ và thời gian khóa học (từ khi khai giảng đến khi bế giảng) dưới 03 tháng, nhằm trang bị cho học viên năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề hoặc năng lực thực hành theo yêu cầu của vị trí làm việc.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình đào tạo

Nguyễn Anh Hương Thảo

Chương trình đào tạo
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình đào tạo có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình đào tạo
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ? Biện pháp tu từ là gì? Có bao nhiêu biện pháp tu từ?
Pháp luật
Biện pháp so sánh là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh là gì? Những loại hình so sánh thường được sử dụng là gì?
Pháp luật
Chuẩn đầu ra là gì? Đánh giá kết quả học tập của người học trình độ đại học phải dựa trên chuẩn đầu ra đúng không?
Pháp luật
Chuẩn chương trình đào tạo đối với bậc đại học yêu cầu đối với chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra như thế nào?
Pháp luật
Trong thời gian tối đa 03 năm, các chương trình đào tạo trình độ trung cấp phải được tổ chức đánh giá lại đúng không?
Pháp luật
Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng?
Pháp luật
Công văn 5636/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn mới về kế hoạch dạy học môn tích hợp Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp ra sao?
Pháp luật
Cơ quan nào quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chuẩn chương trình đào tạo từng khối ngành của giáo dục đại học?
Pháp luật
Để được cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số loại giỏi thì điểm trung bình các bài kiểm tra phải đạt từ bao nhiêu điểm?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo nghề nghiệp? Chương trình đào tạo nghề nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào