Xây dựng danh mục thuốc thiết yếu phải tuân thủ theo nguyên tắc gì? Tiêu chí để lựa chọn thuốc vào danh mục thuốc thiết yếu là gì?

Cho tôi hỏi khi xây dựng danh mục thuốc thiết yếu phải tuân thủ theo nguyên tắc gì? Tiêu chí để lựa chọn thuốc vào danh mục thuốc thiết yếu là gì? Danh mục thuốc thiết yếu được chia thành các loại nào? Câu hỏi của chị Hồng đến từ Thanh Xuân, Hà Nội.

Xây dựng danh mục thuốc thiết yếu phải tuân thủ theo nguyên tắc gì?

Danh mục thuốc thiết yếu

Danh mục thuốc thiết yếu (Hình từ Internet)

Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc thiết yếu được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 19/2018/TT-BYT như sau:

Nguyên tắc xây dựng và tiêu chí lựa chọn thuốc vào danh mục thuốc thiết yếu
1. Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc thiết yếu:
a) Căn cứ vào các tiêu chí lựa chọn thuốc quy định tại Khoản 2 Điều này, các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, các quy trình chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; kế thừa danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ VI và tham khảo danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới;
b) Phù hợp với chính sách, pháp luật về thuốc, thực tế sử dụng và khả năng bảo đảm cung ứng thuốc của Việt Nam;
c) Quy định về cách ghi tên thuốc trong Danh mục thuốc thiết yếu:
- Không ghi tên riêng của thuốc;
- Thuốc hóa dược, sinh phẩm: được ghi theo tên chung quốc tế của hoạt chất hoặc hỗn hợp hoạt chất trong công thức thuốc;
- Vắc xin được ghi theo loại vắc xin hoặc tên thành phần của vắc xin (ví dụ: vắc xin phòng bệnh viêm gan B);
- Vị thuốc cổ truyền được ghi theo tên của dược liệu gồm tên tiếng Việt thường gọi và tên khoa học. Tên tiếng Việt của dược liệu có thể được gọi bằng tên khác nhưng phải có cùng tên khoa học;
- Thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (trừ vị thuốc cổ truyền): được ghi theo tên tiếng Việt của từng thành phần dược liệu hoặc vị thuốc có trong cùng công thức thuốc. Trường hợp tên dược liệu, vị thuốc bằng tiếng Việt có các cách gọi khác nhau thì căn cứ vào tên khoa học của dược liệu.

Tiêu chí để lựa chọn thuốc vào danh mục thuốc thiết yếu là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 19/2018/TT-BYT quy định để chọn thuốc vào danh mục thuốc thiết yếu cần phải phù hợp với các tiêu chí sau:

- Tiêu chí chung:

+ Bảo đảm an toàn, hiệu quả cho người sử dụng;

+ Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đa số nhân dân.

- Các tiêu chí cụ thể:

+ Thuốc hóa dược, sinh phẩm: ưu tiên lựa chọn các thuốc đơn thành phần, nếu là đa thành phần phải chứng minh được sự kết hợp đó có lợi hơn khi dùng từng thành phần riêng rẽ về tác dụng và độ an toàn;

+ Vắc xin: ưu tiên lựa chọn vắc xin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng; vắc xin mà Việt Nam đã sản xuất được và đã được cấp giấy phép lưu hành; vắc xin dùng cho các dịch lớn; vắc xin dùng để phòng các bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng;

+ Thuốc cổ truyền (trừ vị thuốc cổ truyền), ưu tiên lựa chọn: thuốc được sản xuất tại Việt Nam; Các chế phẩm thuộc đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh và tương đương đã được nghiệm thu và cấp giấy đăng ký lưu hành; Các chế phẩm có xuất xứ từ danh mục bài thuốc cổ truyền đã được Bộ Y tế công nhận;

+ Vị thuốc cổ truyền ưu tiên lựa chọn: những vị thuốc chế biến từ dược liệu có trong Dược điển Việt Nam; những vị thuốc được chế biến từ các dược liệu đặc thù của địa phương, các vị thuốc được chế biến từ dược liệu thuộc danh mục dược liệu được nuôi trồng, thu hái trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị và khả năng cung cấp;

+ Thuốc dược liệu: ưu tiên lựa chọn các thuốc dược liệu trong thành phần chứa các dược liệu hoặc hỗn hợp các dược liệu có tên trong Danh mục vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo danh mục vị thuốc cổ truyền thiết yếu.

Danh mục thuốc thiết yếu được chia thành các loại nào?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 19/2018/TT-BYT quy định danh mục thuốc thiết yếu được chia thành 2 loại như sau:

- Danh mục thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm thiết yếu (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 19/2018/TT-BYT)

- Danh mục thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu thiết yếu:

+ Thuốc cổ truyền có xuất xứ thuộc danh mục bài thuốc cổ truyền được Bộ Y tế công nhận và được miễn thử lâm sàng;

+ Thuốc dược liệu bao gồm thuốc dược liệu đã được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam và trong thành phần chứa dược liệu có tên trong danh mục vị thuốc cổ truyền thiết yếu ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Thuốc theo danh mục thuốc cổ truyền đã được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư này (Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2018/TT-BYT);

+ Danh mục vị thuốc cổ truyền (Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2018/TT-BYT).

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đăng ký thuốc

Ngô Diễm Quỳnh

Đăng ký thuốc
Thuốc thiết yếu
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đăng ký thuốc có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đăng ký thuốc Thuốc thiết yếu
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc không lưu trữ đủ hồ sơ đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Danh mục thuốc thiết yếu và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thuốc được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kê khai giá?
Pháp luật
Thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu khi có biến động bất thường về giá thì có công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế không?
Pháp luật
Kinh doanh quầy thuốc thì ngoài danh mục thuốc thiết yếu quầy thuốc có quyền bán thuốc thuộc các loại nào khác?
Pháp luật
Xây dựng danh mục thuốc thiết yếu phải tuân thủ theo nguyên tắc gì? Tiêu chí để lựa chọn thuốc vào danh mục thuốc thiết yếu là gì?
Pháp luật
Bảo mật dữ liệu thử nghiệm trong đăng ký thuốc là gì? Thời hạn bảo mật dữ liệu này trong bao lâu?
Pháp luật
Thế nào là cơ sở đăng ký thuốc, cơ sở sản xuất thuốc? Trách nhiệm của cơ sở đăng ký thuốc, cơ sở sản xuất thuốc là gì?
Pháp luật
Những cơ sở đăng ký thuốc có dữ liệu bảo mật thử nghiệm thì có những quyền và trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký thuốc được thẩm định nhanh, thẩm định rút gọn trong những trường hợp nào? Thẩm quyền cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc?
Pháp luật
Tiêu chí phân loại biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu trong đăng ký thuốc được quy định như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào