Xe đầu kéo vận chuyển hàng hóa hết hạn đăng kiểm dưới 01 tháng thì cần chuẩn bị những hồ sơ gì để đi đăng kiểm lại?
- Xe đầu kéo hết hạn đăng kiểm dưới 01 tháng thì cần chuẩn bị những hồ sơ gì để đi đăng kiểm lại?
- Xe đầu kéo quá hạn đăng kiểm dưới 01 tháng mà chủ xe vẫn giao cho tài xế lưu thông vận chuyển hàng hóa thì bị xử phạt như thế nào?
- Tài xế điều khiển xe đầu kéo quá hạn đăng kiểm dưới 1 tháng thì có bị giam bằng lái không?
Xe đầu kéo hết hạn đăng kiểm dưới 01 tháng thì cần chuẩn bị những hồ sơ gì để đi đăng kiểm lại?
Tại Điều 6 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định giấy tờ cần thiết khi lập Hồ sơ phương tiện và kiểm định
- Lập Hồ sơ phương tiện
Việc lập Hồ sơ phương tiện được thực hiện khi xe cơ giới kiểm định lần đầu để tham gia giao thông (trường hợp kiểm định lần đầu để cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định có thời hạn hiệu lực 15 ngày thì không lập Hồ sơ phương tiện). Khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định và lập Hồ sơ phương tiện, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ sau:
+ Xuất trình: giấy tờ về đăng ký xe (bản chính Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc Giấy biên nhận giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đang thế chấp của tổ chức tín dụng) hoặc Giấy hẹn cấp Giấy đăng ký;
+ Nộp bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý);
+ Nộp bản chính Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo.
- Kiểm định
Khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ và cung cấp các thông tin sau:
+ Các giấy tờ nêu tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều này;
+ Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang thông tin điện tử quản lý thiết bị giám sát hành trình, camera đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình, camera;
+ Khai báo về việc kinh doanh vận tải vào Phiếu theo dõi hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Xe đầu kéo hết hạn đăng kiểm
Xe đầu kéo quá hạn đăng kiểm dưới 01 tháng mà chủ xe vẫn giao cho tài xế lưu thông vận chuyển hàng hóa thì bị xử phạt như thế nào?
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
"...
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thuê, mượn linh kiện, phụ kiện của xe ô tô khi kiểm định;
b) Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định) nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông;
c) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định này;
d) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23; điểm b khoản 5 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23; điểm b khoản 5 Điều 24 Nghị định này;
đ) Đưa phương tiện quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 6 Điều 28 Nghị định này;
e) Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông;
g) Không thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc), trừ các hành vi vi phạm quy định tại: điểm i khoản 9 Điều này và các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 28; điểm b khoản 3 Điều 37 Nghị định này;”;
h) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), khoản 1 Điều 62 (đối với xe máy chuyên dùng) của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);
i) Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
..."
Như vậy, theo quy định trên xe đầu kéo quá hạn đăng kiểm dưới 1 tháng thì chủ xe sẽ bị xử phạt từ 4 đến 6 triệu đồng.
Tài xế điều khiển xe đầu kéo quá hạn đăng kiểm dưới 1 tháng thì có bị giam bằng lái không?
Theo Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
"...
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
b) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số);
c) Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
d) Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định;
đ) Điều khiển xe không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đăng ký tạm, xe có phạm vi hoạt động hạn chế hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép;
b) Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông (đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng);
c) Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông);
d) Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
đ) Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
e) Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
...
6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm e khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
..."
Theo đó, tài xế điều khiển xe đầu kéo quá hạn đăng kiểm dưới 1 tháng sẽ bị phạt tiền từ 02 đến 03 triệu đồng. Đồng thời, bị tạm giữ giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
Phạm Tiến Đạt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đăng kiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?