Xếp loại học lực Đại học năm 2023 gồm có bao nhiêu hạng? Sinh viên sẽ học chủ yếu bao nhiêu tín chỉ?
Tín chỉ là gì?
- Tín chỉ là một hình thức học tập phổ biến hiện nay ở các trường đại học, với hình thức này thì sinh viên sẽ phải học đầy đủ những môn học và số tín chỉ theo yêu cầu của trường. Nhưng sinh viên sẽ được tự do sắp xếp lịch học theo thời gian mình mong muốn và theo những buổi học mà trường đã sắp cố định.
- Ví dụ thông thường khi sinh viên muốn học môn A và trường đã mở lớp ở các thời gian khác nhau vậy sinh viên sẽ được chọn lớp môn A và thời gian mà mình muốn học. Học theo hình thức này thì có thể học nhanh hơn chương trình học hoặc cải thiện những môn học mà bản thân yếu kém.
Xếp loại học lực Đại học năm 2023 được chia thành bao nhiêu hạng?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về Đánh giá và tính điểm học phần như sau:
* Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ như dưới đây, trừ các trường hợp được quy định tại điểm d khoản khoản 3 Điều 9 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT.
- Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:
+ A: từ 8,5 đến 10,0;
+ B: từ 7,0 đến 8,4;
+ C: từ 5,5 đến 6,9;
+ D: từ 4,0 đến 5,4.
- Loại đạt không phân mức, áp dụng cho các học phần chỉ yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập:
+ P: từ 5,0 trở lên.
- Loại không đạt:
+ F: dưới 4,0
- Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:
+ I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;
+ X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;
+ R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.
*Xếp loại học lực sinh viên
Căn cứ khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về xếp loại học lực sinh viên theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:
- Theo thang điểm 4:
+ Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;
+ Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;
+ Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;
+ Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;
+ Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;
+ Dưới 1,0: Kém.
- Theo thang điểm 10:
+ Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;
+ Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;
+ Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;
+ Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;
+ Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;
+ Dưới 4,0: Kém.
Như vậy, học lực sinh viên sẽ được xếp loại dựa trên điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy theo quy định trên.
Theo đó, xếp loại tốt nghiệp đại học sẽ gồm có 6 hạng là xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu và kém.
Xếp loại học lực Đại học năm 2023 gồm có bao nhiêu hạng? Sinh viên sẽ học chủ yếu bao nhiêu tín chỉ? (Hình từ internet)
Sinh viên học chủ yếu bao nhiêu tín chỉ?
Căn cứ Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về Phương thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ được thực hiện như sau:
- Là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo;
- Sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy;
- Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo.
Bên cạnh đó, Cơ sở đào tạo lựa chọn, áp dụng phương thức tổ chức đào tạo như sau:
- Đào tạo theo tín chỉ, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;
- Áp dụng đào tạo theo tín chỉ cho một số khóa hoặc cho một hình thức đào tạo; áp dụng đào tạo theo niên chế cho một số khóa khác hoặc hình thức đào tạo còn lại.
Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về khối lượng học tập, trong đó:
- Khối lượng học tập của chương trình đào tạo, của mỗi thành phần hoặc của mỗi học phần trong chương trình đào tạo được xác định bằng số tín chỉ.
+ Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá;
+ Đối với hoạt động dạy học trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện tối thiểu 15 giờ giảng hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận trong đó một giờ trên lớp được tính bằng 50 phút.
- Khối lượng học tập tối thiểu của một chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam, cụ thể như sau:
+ Chương trình đào tạo đại học: 120 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành;
+ Chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7: 150 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành; hoặc 30 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành;
+ Chương trình đào tạo thạc sĩ: 60 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành;
+ Chương trình đào tạo tiến sĩ: 90 tín chỉ với người có trình độ thạc sĩ, 120 tín chỉ với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành.
- Khối lượng học tập tối thiểu đối với các chương trình đào tạo song ngành phải cộng thêm 30 tín chỉ, đối với chương trình đào tạo ngành chính - ngành phụ phải cộng thêm 15 tín chỉ so với chương trình đào tạo đơn ngành tương ứng.
Như vậy, trường hợp theo học chương trình đào tạo nào thì sẽ có mức tổng số tín chỉ tương đương theo quy định vừa liệt kê trên.
Châu Thị Nhựt Nam
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xếp loại học lực có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?