Xử lý bom mìn, vật nổ sau chiến tranh bằng những phương pháp nào? Trước khi tháo gỡ bom mìn, vật nổ bằng phương pháp tháo gỡ phải tuân thủ những quy định an toàn gì?
- Xử lý bom mìn, vật nổ sau chiến tranh bằng những phương pháp nào?
- Trước khi tháo gỡ bom mìn, vật nổ bằng phương pháp tháo gỡ phải tuân thủ những quy định an toàn khi xử lý bom mìn, vật nổ như thế nào?
- Trong quá trình tháo gỡ và sau khi tháo gỡ bom mìn, vật nổ bằng phương pháp tháo gỡ phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Xử lý bom mìn, vật nổ sau chiến tranh bằng những phương pháp nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-7:2014 quy định như sau:
Quy định chung
4.1. Các phương pháp xử lý bom mìn, vật nổ
- Xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp tháo gỡ.
- Xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp xì hơi nước nóng.
- Xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp đốt.
- Xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp nổ.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên xử lý bom mìn, vật nổ sau chiến tranh bằng những phương pháp sau đây:
- Xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp tháo gỡ.
- Xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp xì hơi nước nóng.
- Xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp đốt.
- Xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp nổ.
Xử lý bom mìn, vật nổ (Hình từ Internet)
Trước khi tháo gỡ bom mìn, vật nổ bằng phương pháp tháo gỡ phải tuân thủ những quy định an toàn khi xử lý bom mìn, vật nổ như thế nào?
Căn cứ theo tiết 6.2.1 tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-7:2014 quy định như sau:
Quy định an toàn khi xử lý bom mìn, vật nổ
...
6.2. Quy định an toàn xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp tháo gỡ
6.2.1. Trước khi tháo gỡ
6.2.1.1. Toàn đội xử lý phải được huấn luyện đầy đủ những nội dung được nêu trong 5.6.1.3.
6.2.1.2. Những người làm nhiệm vụ tháo gỡ phải chấp hành đúng các quy định an toàn, ngoài ra phải chú ý: Nếu làm việc trên các thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển, trước lúc làm việc phải kiểm tra tình trạng an toàn, tình trạng kỹ thuật của thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển. Xác định bảo đảm an toàn và hoạt động tốt mới được làm việc.
6.2.1.3. Tại vị trí làm việc phải có bản quy trình công nghệ của nguyên công, được để ở vị trí thuận tiện cho người làm việc đọc và thực hiện.
6.2.1.4. Hàng ngày trước khi vào làm việc người chỉ huy tháo gỡ phải:
- Nhắc lại các quy định về an toàn;
- Phân công người phụ trách từng công việc trong nguyên công;
- Kiểm tra toàn bộ khu vực tháo gỡ, các trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển phải tốt và an toàn.
6.2.1.5. Đường cơ động, vận chuyển phải bằng phẳng, dễ đi lại. Các vị trí làm việc, vị trí tạm chứa bom mìn, vật nổ chờ tháo gỡ, vị trí tạm chứa thuốc nổ, vị trí tạm chứa bom mìn, vật nổ nguy hiểm phải có mái che mưa nắng.
6.2.1.6. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện phòng chống cháy nổ.
...
Do đó, trước khi tháo gỡ bom mìn, vật nổ bằng phương pháp tháo gỡ phải tuân thủ những quy định an toàn nêu trên.
Trong quá trình tháo gỡ và sau khi tháo gỡ bom mìn, vật nổ bằng phương pháp tháo gỡ phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Theo tiết 6.2.2 và tiết 6.2.3 tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-7:2014 quy định như sau:
Quy định an toàn khi xử lý bom mìn, vật nổ
...
6.2. Quy định an toàn xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp tháo gỡ
...
6.2.2. Trong quá trình tháo gỡ
6.2.2.1. Khối lượng bom mìn, vật nổ để ở nơi tạm chứa chờ tháo gỡ phải tính toán đủ làm hết trong ngày.
6.2.2.2. Đội trưởng xử lý là người chỉ huy trực tiếp nhiệm vụ tháo gỡ, ở từng bộ phận phải phân công người phụ trách và an toàn viên của bộ phận đó.
6.2.2.3. Không được tự động làm thêm hoặc bớt các thao tác của quy trình đã được hướng dẫn. Trường hợp không hiểu hoặc trong quá trình xử lý xảy ra sự cố hư hỏng các thiết bị máy móc, phương tiện vận chuyển… phải dừng ngay việc tháo gỡ và báo cáo người chỉ huy để kịp thời xử lý. Không tự ý sửa chữa, giải quyết sự cố.
6.2.2.4. Bom mìn, vật nổ trước khi đưa vào tháo gỡ phải kiểm tra kỹ. Không tháo gỡ các loại bom mìn, vật nổ chưa hiểu được cấu tạo, thuốc nổ bị chảy dầu.
6.2.2.5. Từng người làm việc trong phạm vi quy định của mình, không đi lại lộn xộn sang vị trí khác hoặc làm phần việc không được phân công. Khi làm việc phải nghiêm túc, không tò mò tháo các chi tiết không được phép tháo, không đùa nghịch khi làm việc.
6.2.2.6. Từng người phải mang mặc đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động đúng quy định và chịu trách nhiệm về an toàn phần việc của mình.
6.2.2.7. Bom mìn, vật nổ vận chuyển trong khu vực tháo gỡ phải để trong hòm gỗ chắc chắn, không bị mục nát, vỡ. Vận chuyển bằng khiêng tay phải có quang và đòn khiêng chắc chắn. Không vác hòm trên vai, không được quăng quật, lăn hòm, đẩy hòm làm rơi đổ bom mìn, vật nổ.
6.2.2.8. Các bàn đặt bom mìn, vật nổ để xử lý phải làm bằng gỗ, xung quanh bàn có gờ gỗ cao ít nhất 5 cm để chắn bom mìn, vật nổ không lăn rơi xuống đất.
6.2.2.9. Thuốc nổ sau khi tháo tách từ bom mìn, vật nổ phải đựng trong các hòm gỗ hoặc bao bì và được chèn lót cẩn thận trước khi vận chuyển về nơi cất giữ.
6.2.2.10. Phương tiện vận chuyển thuốc nổ phải bảo đảm đúng quy định an toàn, khi bốc xếp thuốc nổ lên xe phải nhẹ nhàng cẩn thận. Cuối giờ làm việc hàng ngày dùng xe cải tiến hoặc xe ô tô đưa thuốc nổ về kho cất chứa theo quy định.
6.2.2.11. Bom mìn, vật nổ sau khi tháo gỡ phải kiểm tra kỹ xem bên trong còn sót thuốc nổ hay không, nếu còn sót phải lấy ra hết.
6.2.3. Sau khi tháo gỡ
6.2.3.1. Trước khi kết thúc công việc hàng ngày phải:
- Vệ sinh, thu dọn khu vực tháo gỡ;
- Kiểm tra, lau chùi lại trang thiết bị, dụng cụ, sắp xếp gọn gàng để về nơi quy định. Hàng tuần, hàng tháng phải thực hiện chế độ bảo dưỡng máy móc, trang bị, thiết bị, dụng cụ;
- Thuốc nổ rơi vãi phải thu nhặt hết đưa vào hòm và vận chuyển về kho cất giữ đúng quy định. Trường hợp thuốc nổ lẫn quá nhiều tạp chất, không tận dụng được thì phải hủy bằng phương pháp đốt.
6.2.3.2. Trước lúc ra về hàng ngày đội trưởng phải kiểm tra an toàn toàn bộ khu vực tháo gỡ, khi xác định đã an toàn mới phát lệnh cho nhân viên nghỉ, bàn giao lại cho nhân viên bảo vệ.
...
Trong quá trình tháo gỡ và sau khi tháo gỡ bom mìn, vật nổ bằng phương pháp tháo gỡ phải đáp ứng những yêu cầu như quy định trên.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bom mìn vật nổ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?