Xử lý hành chính đối với hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như thế nào? Cá nhân vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới có bị phạt tù không?
Xử lý hành chính đối với hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 96/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) về việc xử lý hành chính đối với hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như sau:
Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới ngoài khu vực cửa khẩu nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mà tang vật vi phạm có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Hành vi vi phạm mà tang vật vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
b) Vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hóa là văn hóa phẩm.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mà tang vật vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, áp dụng hình thức phạt bổ sung tịch thu tang vật và buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường và văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
Xử lý hành chính đối với hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như thế nào? Cá nhân vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới có bị phạt tù không? (Hình từ Internet)
Cá nhân vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)
Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
1. Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, tùy theo giá trị hàng hóa mà người có hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới mà người có hành vi vi phạm có thể bị phạt lên đến 10 năm tù.
Hành vi buôn bán hàng hóa trái phép qua biên giới phạm tội buôn lậu thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì hành vi buôn bán hàng hóa trái phép qua biên giới phạm tội buôn lậu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Tội buôn lậu
1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
h) Phạm tội 02 lần trở lên;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, tùy theo mức độ vi phạm cũng như giá trị hàng hóa buôn lậu mà cá nhân thực hiện có thể bị phạt từ 50.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng và có thể chịu mức án phạt tù lên đến 20 năm.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
- Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP
- Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP
- Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP.
- Mục V Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP
- Điều 7 Nghị định 103/2002/NĐ-CP
- Mục III Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP
- Điều 5 Nghị định 103/2002/NĐ-CP
- Điều 2 Nghị định 103/2002/NĐ-CP
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vận chuyển trái phép hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?