Xử lý vi phạm đối với thí sinh chép bài của người khác trong kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế như thế nào?
- Có những hình thức xử lý vi phạm nào trong kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế?
- Xử lý vi phạm đối với thí sinh chép bài của người khác trong kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế như thế nào?
- Ai có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với thí sinh trong kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế?
Có những hình thức xử lý vi phạm nào trong kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 10/2021/TT-BTC quy định về hình thức xử lý vi phạm trong kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế như sau:
Các hình thức xử lý vi phạm đối với người dự thi
1. Các hình thức xử lý vi phạm đối với người dự thi, bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Trừ điểm bài thi;
c) Đình chỉ môn thi;
d) Đình chỉ kỳ thi;
đ) Hủy kết quả môn thi,
e) Hủy kết quả kỳ thi;
g) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Xử lý vi phạm cụ thể đối với người dự thi được thực hiện theo quy chế thi do Tổng cục Thuế ban hành.
Theo đó, các hình thức xử lý vi phạm trong kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế gồm:
(1) Cảnh cáo;
(2) Trừ điểm bài thi;
(3) Đình chỉ môn thi;
(4) Đình chỉ kỳ thi;
(5) Hủy kết quả môn thi,
(6) Hủy kết quả kỳ thi;
(7) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử lý vi phạm đối với thí sinh chép bài của người khác trong kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế như thế nào? (Hình từ Internet)
Xử lý vi phạm đối với thí sinh chép bài của người khác trong kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế như thế nào?
Theo Điều 32 Quy chế thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 316/QĐ-BTC năm 2009 quy định về việc xử lý vi phạm đối với thí sinh như sau:
Xử lý vi phạm đối với thí sinh
1.Cảnh cáo hoặc lập biên bản vi phạm đối với thí sinh có hành vi chép bài của thí sinh khác hoặc cho thí sinh khác chép bài của mình.
- Vi phạm lần 1: Bị cảnh cáo trước phòng thi.
- Vi phạm lần 2: Bị lập biên bản cảnh cáo và trừ 20% điểm thi của môn thi đó.
- Vi phạm lần 3: Bị lập biên bản đình chỉ môn thi và không công nhận kết quả môn thi đó.
2. Đình chỉ thi và huỷ kết quả của cả kỳ thi nếu có một trong các hành vi vi phạm sau:
- Mang vào phòng thi tài liệu và các vật dụng bị cấm mang vào phòng thi trong thời gian từ lúc bắt đầu phát đề thi đến hết giờ làm bài (đã hoặc chưa sử dụng).
- Sử dụng tài liệu liên quan đến việc làm bài thi và các phương tiện thu phát thông tin dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả trong và ngoài phòng thi.
- Nhận bài giải sẵn của người khác (đã hoặc chưa sử dụng).
- Chuyển giấy nháp hoặc bài thi cho thí sinh khác hoặc nhận giấy nháp hoặc bài thi của thí sinh khác.
- Cố tình không nộp bài thi, dùng bài thi hoặc giấy nháp của người khác để nộp làm bài thi của mình.
3. Huỷ kết quả thi và cấm dự thi 2 kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được tổ chức tiếp sau đó, nếu có một trong các hành vi vi phạm sau:
- Hành hung giám thị, giám khảo, người phục vụ của các Hội đồng coi thi, chấm thi, phúc khảo.
- Gây rối làm mất trật tự an ninh ở khu vực coi thi, gây hậu quả nghiêm trọng cho kỳ thi.
- Khai man hồ sơ thi hoặc nhờ người thi hộ.
Theo quy định trên thì thí sinh có hành vi chép bài của thí sinh khác hoặc cho thi sinh khác chép bài trong kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề thì sẽ bị xử lý vi phạm theo hình thức cảnh cáo hoặc lập biên bản, cụ thể:
- Vi phạm lần 1: Bị cảnh cáo trước phòng thi.
- Vi phạm lần 2: Bị lập biên bản cảnh cáo và trừ 20% điểm thi của môn thi đó.
- Vi phạm lần 3: Bị lập biên bản đình chỉ môn thi và không công nhận kết quả môn thi đó.
Ai có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với thí sinh trong kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế?
Căn cứ Điều 33 Quy chế thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 316/QĐ-BTC năm 2009 quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm như sau:
Thẩm quyền xử lý vi phạm
1. Giám thị coi thi có thẩm quyền cảnh cáo và lập biên bản về hành vi của thí sinh quy định tại Điều 32 Quy chế này.
2. Người phụ trách điểm thi (Điểm trưởng điểm thi) có thẩm quyền:
- Đình chỉ công tác coi thi đối với cán bộ tham gia công tác thi khi có hành vi vi phạm.
- Đình chỉ thi đối với thí sinh khi có vi phạm nội quy thi.
- Đề xuất các quyết định xử lý vi phạm đối với thí sinh, cán bộ tham gia công tác thi với Chủ tịch Hội đồng thi.
3. Chủ tịch Hội đồng thi có thẩm quyền xem xét và ra quyết định xử lý vi phạm đối với thí sinh, cán bộ tham gia công tác thi theo đề nghị của người phụ trách điểm thi hoặc các Trưởng Ban giúp việc Hội đồng thi.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với Chủ tịch Hội đồng thi, Phó Chủ tịch Hội đồng thi, thành viên Hội đồng thi.
5. Việc áp dụng thẩm quyền xử lý vi phạm được thực hiện tương ứng theo hành vi vi phạm và mức xử phạt quy định tại Điều 31 và Điều 32 Quy chế này.
Như vậy, giám thị coi thi sẽ có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với thi sinh vi phạm quy định thi theo hình thức cảnh cáo và lập biên bản.
Chủ tịch Hội đồng thi có thẩm quyền xem xét và ra quyết định xử lý vi phạm đối với thí sinh theo đề nghị của người phụ trách điểm thi hoặc các Trưởng Ban giúp việc Hội đồng thi.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?