Xử phạt hành chính đối với hành vi cầm cố tài sản có được do trộm cắp quy định như thế nào? Người biết rõ tội phạm đã được thực hiện mà không tố giác thì xử lý như thế nào?

Hành vi cầm cố tài sản do trộm cắp mà có bị xử phạt như thế nào? Anh A vào cửa hàng cầm đồ của tôi và cầm một chiếc điện thoại Iphone 8 còn khá mới. Với kinh nghiệm nghề nghiệp, tôi phát hiện điện thoại do trộm cắp mà có được. Tuy nhiên, tôi vẫn chấp nhận để cậu ta cầm chiếc điện thoại đó. Đến hôm sau, khách vào cửa hàng tìm mua chiếc điện thoại y hệt, tôi không nghĩ nhiều mà giới thiệu ngay điện thoại mới được cầm hôm qua. Sau khi xem, khách hàng có nói với tôi đây là điện thoại của họ mới bị trộm và yêu cầu tôi trả lại. Tôi có được giữ điện thoại đó không?

Hành vi nhận cầm cố tài sản có được do trộm cắp bị xử phạt hành chính không?

Căn cứ theo điểm b khoản 5, điểm b, điểm đ khoản 6 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

"Điều 12. Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
...
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
b) Nhận cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do người khác phạm tội mà có nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
...
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và q khoản 3; điểm d khoản 4 và khoản 5 Điều này;
...
đ) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này."

Theo đó, nhận cầm cố tài sản do trộm cắp hoặc do người khác phạm tội mà có nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng.

Lưu ý: Mức phạt tiền theo quy định trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản (Hình từ Internet)

Hành vi nhận cầm cố tài sản biết rõ do trộm cắp mà có có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ theo Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

"Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

Theo đó, người nào không hứa hẹn trước mà tiêu thụ tài sản, nhận cầm cố tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài ra, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà có những hình thức xử phạt tương ứng nêu trên.

Như vậy, ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính thì người nhận cầm cố tài sản do trộm cắp mà có cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Người biết rõ tội phạm đã được thực hiện mà không tố giác thì xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:

"Điều 19. Không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.”

Tại Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 138 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:

"Điều 390. Tội không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt."

Theo đó, người nào biết rõ tội phạm đã được thực hiện mà không tố giác phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm, bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cầm cố tài sản

Mai Hoàng Trúc Linh

Cầm cố tài sản
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cầm cố tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cầm cố tài sản
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bên cầm cố có được thay đổi tài sản cầm cố hay không? Bên nhận cầm cố có được cho mượn tài sản cầm cố hay không?
Pháp luật
Cầm cố tài sản có phải là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong giao dịch vay tiền không? Tài sản cầm cố do bên nào quản lý?
Pháp luật
Nhận cầm cố tài sản thì có được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố không? Phương thức xử lý tài sản cầm cố?
Pháp luật
Giấy cầm xe máy, hợp đồng cầm xe máy là gì? Việc cầm xe máy chấm dứt trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Cá nhân có được quyền cầm cố tài sản hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật hay không?
Pháp luật
Cá nhân có được quyền cầm cavet xe máy của xe máy không chính chủ theo quy định của pháp luật hay không?
Pháp luật
Hiệu trưởng mang sổ đỏ của trường đi cầm cố để vay nặng lãi có được không? Hiệu trưởng sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị giảm giá trị thì bên nhận cầm cố có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Nhà đầu tư có thể dùng cổ phần của mình để cầm cố được không? Cầm cố tài sản được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?
Pháp luật
Cầm cố tài sản là gì? Cửa hàng cầm đồ có quyền cho người khác thuê lại tài sản cầm cố hay không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào